Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 17 sẽ được tổ chức tại Guinea Xích đạo từ ngày 23/6 đến 1/7.
Hơn 20 nguyên thủ cùng nhiều quan chức cấp cao các nước thành viên AU dự kiến sẽ tham dự hội nghị này.
Theo thông báo của Bộ Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi, hội nghị sẽ tập trung thảo luận về tình hình chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư tại châu lục và tình hình bất ổn một số quốc gia tại khu vực Bắc Phi, nhất là cuộc chiến hiện nay tại Libya.
Ngoài ra, hội nghị cũng sẽ thảo luận việc thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại trong nội khối, và giữa lục địa Đen với các đối tác chiến lược như Mỹ, Anh, Pháp, Liên minh châu Âu ( EU) và các đối tác kinh tế mới nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil.
Đặc biệt, hội nghị lần này cũng soạn thảo định hướng về chiến lược phát triển bền vững, tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại tại châu Phi và các quốc gia thành viên AU trong thời gian tới, nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái, sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng hạn hán kéo dài tại khu vực miền Đông châu Phi như Kenya, Ethiopia, Somalia, Sudan... ./.
Hơn 20 nguyên thủ cùng nhiều quan chức cấp cao các nước thành viên AU dự kiến sẽ tham dự hội nghị này.
Theo thông báo của Bộ Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi, hội nghị sẽ tập trung thảo luận về tình hình chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư tại châu lục và tình hình bất ổn một số quốc gia tại khu vực Bắc Phi, nhất là cuộc chiến hiện nay tại Libya.
Ngoài ra, hội nghị cũng sẽ thảo luận việc thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại trong nội khối, và giữa lục địa Đen với các đối tác chiến lược như Mỹ, Anh, Pháp, Liên minh châu Âu ( EU) và các đối tác kinh tế mới nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil.
Đặc biệt, hội nghị lần này cũng soạn thảo định hướng về chiến lược phát triển bền vững, tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại tại châu Phi và các quốc gia thành viên AU trong thời gian tới, nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái, sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng hạn hán kéo dài tại khu vực miền Đông châu Phi như Kenya, Ethiopia, Somalia, Sudan... ./.
(TTXVN/Vietnam+)