Hội nghị thượng đỉnh toàn châu Á lần thứ nhất về quản lý tài chính diễn ra trong hai ngày 29-30/11 tại khu hành chính đặc biệt Hongkong của Trung Quốc.
Hội nghị hội tụ hơn 200 đại biểu nhằm thảo luận nhiều vấn đề, từ vai trò của châu Á trong việc điều tiết tài chính toàn cầu đến các thách thức về quản lý tài chính và tầm quan trọng của việc cân bằng giữa cải tiến và giám sát.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Martin Wheatley, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng giao sau của Hongkong (HKSFC), cho biết thách thức trong điều tiết tài chính của các quốc gia trên thế giới là làm thế nào quản lý xuyên quốc gia trong bối cảnh cấu trúc điều tiết mang nặng tính địa phương.
Theo ông Wheatley, để xây dựng một hệ thống có thể giúp đối phó với các vấn đề này, không chỉ cần nhìn lại quá khứ để rút ra bài học mà còn cần nhìn vào tương lai.
Về phần mình, Tổng giám đốc Ủy ban Quy tắc Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), ông Diêm Khánh Dân cho biết Trung Quốc có kinh nghiệm phát triển ổn định và bền vững trong hệ thống ngân hàng. CBRC đã rút ra bài học phối hợp giám sát bằng pháp luật với giám sát bằng quy tắc. Ông cũng nhấn mạnh tới sự kết hợp các hành động bảo vệ của các cá nhân và doanh nghiệp.
Nói tới việc đề phòng nguy cơ xuyên quốc gia, ông Diêm Khánh Dân cho biết Trung Quốc có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này và sẽ tiếp tục cải thiện các khả năng đối phó với các nguy cơ này.
Dự kiến các quan chức cấp cao của các thể chế như Cơ quan Tiền tệ Hongkong, Thị trường chứng khoán Singapore, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch ngoại hối của Thái Lan có bài tham luận tại hội nghị./.
Hội nghị hội tụ hơn 200 đại biểu nhằm thảo luận nhiều vấn đề, từ vai trò của châu Á trong việc điều tiết tài chính toàn cầu đến các thách thức về quản lý tài chính và tầm quan trọng của việc cân bằng giữa cải tiến và giám sát.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Martin Wheatley, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng giao sau của Hongkong (HKSFC), cho biết thách thức trong điều tiết tài chính của các quốc gia trên thế giới là làm thế nào quản lý xuyên quốc gia trong bối cảnh cấu trúc điều tiết mang nặng tính địa phương.
Theo ông Wheatley, để xây dựng một hệ thống có thể giúp đối phó với các vấn đề này, không chỉ cần nhìn lại quá khứ để rút ra bài học mà còn cần nhìn vào tương lai.
Về phần mình, Tổng giám đốc Ủy ban Quy tắc Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), ông Diêm Khánh Dân cho biết Trung Quốc có kinh nghiệm phát triển ổn định và bền vững trong hệ thống ngân hàng. CBRC đã rút ra bài học phối hợp giám sát bằng pháp luật với giám sát bằng quy tắc. Ông cũng nhấn mạnh tới sự kết hợp các hành động bảo vệ của các cá nhân và doanh nghiệp.
Nói tới việc đề phòng nguy cơ xuyên quốc gia, ông Diêm Khánh Dân cho biết Trung Quốc có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này và sẽ tiếp tục cải thiện các khả năng đối phó với các nguy cơ này.
Dự kiến các quan chức cấp cao của các thể chế như Cơ quan Tiền tệ Hongkong, Thị trường chứng khoán Singapore, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch ngoại hối của Thái Lan có bài tham luận tại hội nghị./.
(TTXVN/Vietnam+)