Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ có thể hủy bỏ kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5 tới ở Madrid, Tây Ban Nha, do Tổng thống Mỹ Barack Obama không tham dự.
Thông báo của Nhà Trắng ngày 1/2 cho biết Tổng thống Obama không có kế hoạch tới Tây Ban Nha dự hội nghị thượng đỉnh thường kỳ với các quan chức cấp cao EU sắp tới.
Ngay sau thông báo này, người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, cho biết EC vẫn nỗ lực thu xếp thời điểm tổ chức hội nghị, song một số nhà ngoại giao EU khẳng định hội nghị tháng 5 tới sẽ không thể diễn ra nếu không có sự tham dự của ông Obama.
Một quan chức EU cho biết hiện họ sẽ có thêm thời gian để tập trung vào một số vấn đề chủ chốt như đối ngoại, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và sẽ thu xếp tổ chức hội nghị vào thời điểm thích hợp khác.
Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đã bày tỏ thất vọng về việc Tổng thống Mỹ không tới dự hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ và hy vọng hội nghị có thể sẽ được sắp xếp lại.
Quyết định của ông Obama, cộng thêm một tuyên bố cùng ngày rằng ông sẽ tới Indonesia và Australia trong nửa cuối tháng ba, đã làm tăng suy đoán rằng ông coi tương lai của nước Mỹ ít liên quan tới châu Âu hơn so với các khu vực khác.
Tuy nhiên, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Mike Hammer cho biết ông Obama vẫn luôn mong chờ sự hợp tác chặt chẽ với châu Âu nói chung và Tây Ban Nha nói riêng trong nhiều vấn đề như kinh tế, Afghanistan, chống khủng bố và biến đổi khí hậu...
Trong khi đó, có nhiều thông tin từ Washington cho rằng việc Tổng thống Obama, người đang trong giai đoạn khó khăn để thực thi chương trình cải cách có ảnh hưởng sâu rộng của mình, không tới Tây Ban Nha là hoàn toàn không bất ngờ do trong năm nay ông có thể phải dành nhiều thời gian ở Mỹ để giải quyết các vấn đề đối nội và chính trị.
Việc ông Obama không tới hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ là một đòn mới giáng vào hy vọng của EU về gia tăng vị thế của khối này trên trường quốc tế, dù Tổng thống Mỹ vẫn khẳng định tầm quan trọng trong quan hệ với Tây Ban Nha cũng như với khối 27 nước này.
Mỹ và EU có nhiều mục tiêu chung trong chính sách đối ngoại như phản đối chương trình hạt nhân của Iran, chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và mong muốn mang lại ổn định và an ninh cho Iraq và Afghanistan./.
Thông báo của Nhà Trắng ngày 1/2 cho biết Tổng thống Obama không có kế hoạch tới Tây Ban Nha dự hội nghị thượng đỉnh thường kỳ với các quan chức cấp cao EU sắp tới.
Ngay sau thông báo này, người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, cho biết EC vẫn nỗ lực thu xếp thời điểm tổ chức hội nghị, song một số nhà ngoại giao EU khẳng định hội nghị tháng 5 tới sẽ không thể diễn ra nếu không có sự tham dự của ông Obama.
Một quan chức EU cho biết hiện họ sẽ có thêm thời gian để tập trung vào một số vấn đề chủ chốt như đối ngoại, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và sẽ thu xếp tổ chức hội nghị vào thời điểm thích hợp khác.
Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đã bày tỏ thất vọng về việc Tổng thống Mỹ không tới dự hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ và hy vọng hội nghị có thể sẽ được sắp xếp lại.
Quyết định của ông Obama, cộng thêm một tuyên bố cùng ngày rằng ông sẽ tới Indonesia và Australia trong nửa cuối tháng ba, đã làm tăng suy đoán rằng ông coi tương lai của nước Mỹ ít liên quan tới châu Âu hơn so với các khu vực khác.
Tuy nhiên, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Mike Hammer cho biết ông Obama vẫn luôn mong chờ sự hợp tác chặt chẽ với châu Âu nói chung và Tây Ban Nha nói riêng trong nhiều vấn đề như kinh tế, Afghanistan, chống khủng bố và biến đổi khí hậu...
Trong khi đó, có nhiều thông tin từ Washington cho rằng việc Tổng thống Obama, người đang trong giai đoạn khó khăn để thực thi chương trình cải cách có ảnh hưởng sâu rộng của mình, không tới Tây Ban Nha là hoàn toàn không bất ngờ do trong năm nay ông có thể phải dành nhiều thời gian ở Mỹ để giải quyết các vấn đề đối nội và chính trị.
Việc ông Obama không tới hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ là một đòn mới giáng vào hy vọng của EU về gia tăng vị thế của khối này trên trường quốc tế, dù Tổng thống Mỹ vẫn khẳng định tầm quan trọng trong quan hệ với Tây Ban Nha cũng như với khối 27 nước này.
Mỹ và EU có nhiều mục tiêu chung trong chính sách đối ngoại như phản đối chương trình hạt nhân của Iran, chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và mong muốn mang lại ổn định và an ninh cho Iraq và Afghanistan./.
(TTXVN/Vietnam+)