Hội nghị thượng đỉnh thường niên mùa Xuân của Liên minh châu Âu (EU), vừa diễn ra tại Brussels, Bỉ, đã không đưa ra được một quyết định quan trọng nào dù cho các nhà lãnh đạo EU gặp nhau lần này trong bối cảnh tình hình châu Âu được cho là “đáng lo ngại ” - như phát biểu của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy khi khai mạc hội nghị.
Các chủ đề chi phối chương trình nghị sự của hội nghị kéo dài trong hai ngày 14-15/3 này bao gồm cách thức giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt trong thanh niên; thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng cạnh tranh; các vấn đề đối ngoại cũng như mối quan hệ với các đối tác chiến lược.
Ngày họp đầu của hội nghị được dành để thảo luận toàn bộ các vấn đề kinh tế, trong đó các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tới bốn mục tiêu chính trong chiến lược kinh tế toàn diện của EU gồm khôi phục và cố gắng duy trì sự ổn định kinh tế; đảm bảo tài chính công hợp lý, kể cả về mặt cơ cấu; chống nạn thất nghiệp; và cuối cùng là cải cách để tăng trưởng lâu dài.
Trước hội nghị, từng có nhiều quan ngại rằng những bất đồng về cách thức đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng có thể sẽ khơi mào trở lại cuộc tranh cãi gay gắt liên quan tới chính sách khắc khổ và sự tăng trưởng.
Lâu nay, nền kinh tế lớn nhất EU là Đức vẫn bảo vệ lập trường duy trì các chính sách "thắt lưng buộc bụngm" coi đây là biện pháp duy nhất có thể đảm bảo tăng trưởng thực sự, trong khi Pháp và một số nước thành viên khác muốn nới lỏng chính sách này nhằm giảm áp lực đối với người dân.
Tuy nhiên, tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU đã tránh được xung đột, với việc nhất trí cách diễn giải nguyên tắc ngân sách của khối có tính tới yếu tố tăng trưởng.
Cách diễn giải mềm dẻo hơn - được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo dài 3 năm, tình trạng thất nghiệp gia tăng còn tình trạng suy thoái tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ngày càng nghiêm trọng - được xem là một thắng lợi đối với Pháp và Italy, vốn cho rằng cần cân bằng những biện pháp kinh tế khắc khổ với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và đoàn kết.
Dù vậy, EU vẫn chưa đưa ra được kết luận cho vấn đề này, khi Đức và một số nước khác vẫn bảo lưu ý kiến rằng các biện pháp kinh tế khắc khổ cần có thêm thời gian để phát huy tác dụng, và chính sách khắc khổ sẽ vẫn là biện pháp trụ cột để đối phó với khủng hoảng.
Trong khi đó, hội nghị đã không nhất trí được về bất kỳ biện pháp mới nào nhằm tăng việc làm. Các nhà lãnh đạo EU cũng đạt thỏa thuận đẩy nhanh việc thực thi Sáng kiến Việc làm cho thanh niên, được Ủy ban châu Âu đưa ra hồi năm ngoái, song có vẻ như sáng kiến trị giá 6 tỷ euro này chỉ là “muối bỏ biển” khi mà tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Hy Lạp và Tây Ban Nha là hơn 50%.
Theo Chủ tịch Van Rompuy, tăng trưởng và việc làm "không phải là những thứ các chính phủ có thể mua hoặc tập hợp được," mà đó là mục tiêu quan trọng nhất và để đạt được nó, EU phải tiếp tục phấn đấu.
Các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc ngày họp thứ hai của hội nghị bằng một cuộc thảo luận không chính thức về Nga, trong đó tập trung vào vấn đề năng lượng, bởi EU hiện là khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Nga.
Đây được xem là bước chuẩn bị cho chuyến công du Mátxcơva vào tuần tới của các quan chức EU nhằm “khai thác những lĩnh vực có lợi ích chung.”
Theo nhận định của giới phân tích, các nước EU có quan điểm trái ngược nhau và phức tạp về mối quan hệ với Nga, do đó rất khó để tìm được một lập trường chung.
Mặc dù hội nghị lần này kết thúc hai ngày họp với một loạt vấn đề gai góc đã được đề cập tới, song người ta vẫn có cảm giác đây là một kỳ hội nghị yên ắng, vì hầu như không có quyết định quan trọng nào được đưa ra. Và câu hỏi "Liệu châu Âu đã thoát bão?" vẫn đang là câu hỏi lớn chờ lời giải đáp./.
Các chủ đề chi phối chương trình nghị sự của hội nghị kéo dài trong hai ngày 14-15/3 này bao gồm cách thức giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt trong thanh niên; thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng cạnh tranh; các vấn đề đối ngoại cũng như mối quan hệ với các đối tác chiến lược.
Ngày họp đầu của hội nghị được dành để thảo luận toàn bộ các vấn đề kinh tế, trong đó các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tới bốn mục tiêu chính trong chiến lược kinh tế toàn diện của EU gồm khôi phục và cố gắng duy trì sự ổn định kinh tế; đảm bảo tài chính công hợp lý, kể cả về mặt cơ cấu; chống nạn thất nghiệp; và cuối cùng là cải cách để tăng trưởng lâu dài.
Trước hội nghị, từng có nhiều quan ngại rằng những bất đồng về cách thức đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng có thể sẽ khơi mào trở lại cuộc tranh cãi gay gắt liên quan tới chính sách khắc khổ và sự tăng trưởng.
Lâu nay, nền kinh tế lớn nhất EU là Đức vẫn bảo vệ lập trường duy trì các chính sách "thắt lưng buộc bụngm" coi đây là biện pháp duy nhất có thể đảm bảo tăng trưởng thực sự, trong khi Pháp và một số nước thành viên khác muốn nới lỏng chính sách này nhằm giảm áp lực đối với người dân.
Tuy nhiên, tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU đã tránh được xung đột, với việc nhất trí cách diễn giải nguyên tắc ngân sách của khối có tính tới yếu tố tăng trưởng.
Cách diễn giải mềm dẻo hơn - được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo dài 3 năm, tình trạng thất nghiệp gia tăng còn tình trạng suy thoái tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ngày càng nghiêm trọng - được xem là một thắng lợi đối với Pháp và Italy, vốn cho rằng cần cân bằng những biện pháp kinh tế khắc khổ với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và đoàn kết.
Dù vậy, EU vẫn chưa đưa ra được kết luận cho vấn đề này, khi Đức và một số nước khác vẫn bảo lưu ý kiến rằng các biện pháp kinh tế khắc khổ cần có thêm thời gian để phát huy tác dụng, và chính sách khắc khổ sẽ vẫn là biện pháp trụ cột để đối phó với khủng hoảng.
Trong khi đó, hội nghị đã không nhất trí được về bất kỳ biện pháp mới nào nhằm tăng việc làm. Các nhà lãnh đạo EU cũng đạt thỏa thuận đẩy nhanh việc thực thi Sáng kiến Việc làm cho thanh niên, được Ủy ban châu Âu đưa ra hồi năm ngoái, song có vẻ như sáng kiến trị giá 6 tỷ euro này chỉ là “muối bỏ biển” khi mà tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Hy Lạp và Tây Ban Nha là hơn 50%.
Theo Chủ tịch Van Rompuy, tăng trưởng và việc làm "không phải là những thứ các chính phủ có thể mua hoặc tập hợp được," mà đó là mục tiêu quan trọng nhất và để đạt được nó, EU phải tiếp tục phấn đấu.
Các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc ngày họp thứ hai của hội nghị bằng một cuộc thảo luận không chính thức về Nga, trong đó tập trung vào vấn đề năng lượng, bởi EU hiện là khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Nga.
Đây được xem là bước chuẩn bị cho chuyến công du Mátxcơva vào tuần tới của các quan chức EU nhằm “khai thác những lĩnh vực có lợi ích chung.”
Theo nhận định của giới phân tích, các nước EU có quan điểm trái ngược nhau và phức tạp về mối quan hệ với Nga, do đó rất khó để tìm được một lập trường chung.
Mặc dù hội nghị lần này kết thúc hai ngày họp với một loạt vấn đề gai góc đã được đề cập tới, song người ta vẫn có cảm giác đây là một kỳ hội nghị yên ắng, vì hầu như không có quyết định quan trọng nào được đưa ra. Và câu hỏi "Liệu châu Âu đã thoát bão?" vẫn đang là câu hỏi lớn chờ lời giải đáp./.
Thái Vân (TTXVN)