Hội nghị thượng đỉnh khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR, gồm bốn thành viên chính thức là Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) đã khai mạc ngày 29/6 tại thành phố Luque của Paraguay với trọng tâm nghị sự là định hướng hội nhập toàn diện và phát triển quan hệ một cách bình đẳng.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Fernando Lugo đã nhấn mạnh ý nghĩa chính trị của MERCOSUR, tổ chức năm nay tròn 20 tuổi, trong vai trò một mô hình hội nhập dựa trên cân bằng và lấy con người là trọng tâm, khác với các mô hình hội nhập thuần túy hướng tới tự do thương mại và tìm kiếm lợi nhuận từng có trước đó tại khu vực châu Mỹ.
Trong khi đó, thông cáo chung của MERCOSUR và các nước đối tác của khối - gồm Bolivia, Chile, Ecuador và Venezuela là thành viên quan sát, đã khẳng định quyết tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, sản xuất, xã hội, giáo dục, xã hội, văn hóa và dân sự, nhấn mạnh cam kết về xóa đói giảm nghèo, nỗ lực đưa ra các sáng kiến chung trong các vấn đề khu vực và thế giới, cũng như hướng tới mục tiêu soạn thảo chung các chính sách nhà nước.
Văn bản này cũng "lấy làm tiếc" về các lệnh trừng phạt mà Chính phủ Mỹ mới áp đặt đối với Công ty dầu khí quốc gia của Venezuela PDVSA, bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến bảo vệ môi trường Yasuní-ITT của Ecuador và yêu cầu của Bolivia phi hình sự hóa tập quán nhai lá côca trong các thỏa thuận chống chất gây nghiện toàn cầu.
Ngoài thông cáo này, MERCOSUR và các nước đối tác cũng ra một văn bản khác tái bày tỏ sự ủng hộ quan điểm của Argentina yêu cầu Anh ngồi vào bàn đối về chủ quyền của quần đảo Malvinas, phía Anh gọi là Falklands, mà hai nước đang tranh chấp, đồng thời phản đối tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox cho biết London sẵn sàng sử dụng máy bay và tàu chiến để bảo vệ quần đảo vừa nêu.
Tham dự hội nghị lần này có tổng thống các nước Brazil và Uruguay, trong khi nguyên thủ hai nước Argentina và Venezuela vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Bên cạnh các phái đoàn của các nước trong khu vực, Nhật Bản cũng cử đoàn do Ngoại trưởng Takeaki Matsumoto dẫn đầu tham dự với tư cách khách mời./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Fernando Lugo đã nhấn mạnh ý nghĩa chính trị của MERCOSUR, tổ chức năm nay tròn 20 tuổi, trong vai trò một mô hình hội nhập dựa trên cân bằng và lấy con người là trọng tâm, khác với các mô hình hội nhập thuần túy hướng tới tự do thương mại và tìm kiếm lợi nhuận từng có trước đó tại khu vực châu Mỹ.
Trong khi đó, thông cáo chung của MERCOSUR và các nước đối tác của khối - gồm Bolivia, Chile, Ecuador và Venezuela là thành viên quan sát, đã khẳng định quyết tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, sản xuất, xã hội, giáo dục, xã hội, văn hóa và dân sự, nhấn mạnh cam kết về xóa đói giảm nghèo, nỗ lực đưa ra các sáng kiến chung trong các vấn đề khu vực và thế giới, cũng như hướng tới mục tiêu soạn thảo chung các chính sách nhà nước.
Văn bản này cũng "lấy làm tiếc" về các lệnh trừng phạt mà Chính phủ Mỹ mới áp đặt đối với Công ty dầu khí quốc gia của Venezuela PDVSA, bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến bảo vệ môi trường Yasuní-ITT của Ecuador và yêu cầu của Bolivia phi hình sự hóa tập quán nhai lá côca trong các thỏa thuận chống chất gây nghiện toàn cầu.
Ngoài thông cáo này, MERCOSUR và các nước đối tác cũng ra một văn bản khác tái bày tỏ sự ủng hộ quan điểm của Argentina yêu cầu Anh ngồi vào bàn đối về chủ quyền của quần đảo Malvinas, phía Anh gọi là Falklands, mà hai nước đang tranh chấp, đồng thời phản đối tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox cho biết London sẵn sàng sử dụng máy bay và tàu chiến để bảo vệ quần đảo vừa nêu.
Tham dự hội nghị lần này có tổng thống các nước Brazil và Uruguay, trong khi nguyên thủ hai nước Argentina và Venezuela vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Bên cạnh các phái đoàn của các nước trong khu vực, Nhật Bản cũng cử đoàn do Ngoại trưởng Takeaki Matsumoto dẫn đầu tham dự với tư cách khách mời./.
(TTXVN/Vietnam+)