Ngày 21/3, tại Đà Nẵng, Ban Điều phối Vùng các tỉnh duyên hải miền Trung phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung, gồm chín tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Định.
Trên 400 đại biểu, khách mời trong và ngoài nước tham dự hội nghị, gồm lãnh đạo Trung ương, các Bộ, ngành, Tổng cục và nhiều nhà đầu tư lớn và doanh nghiệp nước ngoài như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AMCHAM), Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu (EUROCHAM), Hiệp hội Thương mại Australia tại Việt Nam (AUSCHAM), Hiệp hội doanh nghiệp Đức (GBA), Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO), Tổ chức định cư Liên hợp quốc (UN-Habitat)...
Đại diện các Đại sứ quán Hàn Quốc, Lào, Nga tại Việt Nam; Đại sứ Việt Nam tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cùng tham dự hội nghị này.
Tại phiên khai mạc, hội nghị được nghe các báo cáo tham luận quan trọng “Môi trường đầu tư vùng duyên hải miền Trung: Tiềm năng, lợi thế của vùng; thực trạng đầu tư và định hướng thu hút đầu tư,” “Tạo đột phá đầu tư trong quá trình phát triển các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung,” “Xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào vùng duyên hải miền Trung,” do ông Hirokazu Yamaoka, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) trình bày;
Tham luận “Thuận lợi-khó khăn, cơ hội-thách thức và các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào vùng duyên hải miền Trung” do ông Don Lam, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn Vinacapital trình bày; “Vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp nguồn tín dụng thương mại cho các dự án đầu tư vùng duyên hải miền Trung: Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.”
Hội nghị là diễn đàn trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung; tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm tăng cường mối liên kết với nhau, hợp tác giữa các địa phương trong vùng đẩy mạnh sự phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung...
Đồng thời thông qua hội nghị sẽ xây dựng một kế hoạch xúc tiến đầu tư mang tính thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương trong vùng.
Trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra các hoạt động chính như Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế và các dự án thu hút đầu tư của vùng duyên hải miền Trung và 9 tỉnh, thành trong vùng; Các phiên tọa đàm theo nhóm lĩnh vực của toàn vùng, bao gồm du lịch và công nghiệp cùng 4 phiên tọa đàm chuyên đề do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Thuận; Phiên đối thoại giữa lãnh đạo chín tỉnh, thành phố trong vùng với các nhà đầu tư chiến lược.
Lễ trao giấy phép đầu tư và ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các địa phương trong vùng với các nhà đầu tư chiến lược cũng được tiến hành trong dịp này.
Kết quả sau khi có sự hình thành liên kết vùng cho thấy tổng sản phẩm nội địa của vùng (theo giá so sánh năm 2012 là 87.270,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 14,21% so với cả nước; GDP bình quân đầu người của vùng có sự cải thiện đáng kể..
Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của vùng giảm từ 23,33% năm 2007 xuống còn 17,89% năm 2012, trong khi mức độ đóng góp của ngành công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng, từ 36,64% lên 41,53% (theo giá thực tế).
Tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng năm 2012 đạt 5.137,1 triệu USD, chiếm 4,48% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,63% so với năm 2011.
Tổng vốn đầu tư toàn vùng giai đoạn 2007- 2012 là 605.032,9 tỷ đồng, tăng dần qua các năm với mức tăng bình quân giai đoạn là 10,98%.
Năm 2012, vùng đã thu hút được 709 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 25.252 triệu USD chiếm khoảng 12,14% tổng vốn đăng ký của cả nước...
Từ thực tiễn cho thấy liên kết hợp tác phát triển vùng đã đưa việc hoạch định chính sách vượt ra khỏi ranh giới hành chính địa phương. Các địa phương hiện nay đều thể hiện rõ mục tiêu phát triển và chiến lược chọn ngành kinh tế trong quy hoạch và kế hoạch của mình.
Cải thiện môi trường đầu tư chung của vùng đòi hỏi khai thác những tiềm năng phát triển tương hỗ của các cụm ngành, cũng như yêu cầu điều chỉnh lại các ý tưởng trùng lắp. Một kết quả nữa là nhà đầu tư sẽ nhận được thông điệp rõ ràng hơn về các cơ hội đầu tư, kinh doanh với chính sách ưu đãi được đồng bộ hóa và nhất quán./.
Trên 400 đại biểu, khách mời trong và ngoài nước tham dự hội nghị, gồm lãnh đạo Trung ương, các Bộ, ngành, Tổng cục và nhiều nhà đầu tư lớn và doanh nghiệp nước ngoài như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AMCHAM), Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu (EUROCHAM), Hiệp hội Thương mại Australia tại Việt Nam (AUSCHAM), Hiệp hội doanh nghiệp Đức (GBA), Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO), Tổ chức định cư Liên hợp quốc (UN-Habitat)...
Đại diện các Đại sứ quán Hàn Quốc, Lào, Nga tại Việt Nam; Đại sứ Việt Nam tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cùng tham dự hội nghị này.
Tại phiên khai mạc, hội nghị được nghe các báo cáo tham luận quan trọng “Môi trường đầu tư vùng duyên hải miền Trung: Tiềm năng, lợi thế của vùng; thực trạng đầu tư và định hướng thu hút đầu tư,” “Tạo đột phá đầu tư trong quá trình phát triển các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung,” “Xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào vùng duyên hải miền Trung,” do ông Hirokazu Yamaoka, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) trình bày;
Tham luận “Thuận lợi-khó khăn, cơ hội-thách thức và các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào vùng duyên hải miền Trung” do ông Don Lam, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn Vinacapital trình bày; “Vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp nguồn tín dụng thương mại cho các dự án đầu tư vùng duyên hải miền Trung: Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.”
Hội nghị là diễn đàn trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung; tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm tăng cường mối liên kết với nhau, hợp tác giữa các địa phương trong vùng đẩy mạnh sự phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung...
Đồng thời thông qua hội nghị sẽ xây dựng một kế hoạch xúc tiến đầu tư mang tính thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương trong vùng.
Trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra các hoạt động chính như Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế và các dự án thu hút đầu tư của vùng duyên hải miền Trung và 9 tỉnh, thành trong vùng; Các phiên tọa đàm theo nhóm lĩnh vực của toàn vùng, bao gồm du lịch và công nghiệp cùng 4 phiên tọa đàm chuyên đề do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Thuận; Phiên đối thoại giữa lãnh đạo chín tỉnh, thành phố trong vùng với các nhà đầu tư chiến lược.
Lễ trao giấy phép đầu tư và ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các địa phương trong vùng với các nhà đầu tư chiến lược cũng được tiến hành trong dịp này.
Kết quả sau khi có sự hình thành liên kết vùng cho thấy tổng sản phẩm nội địa của vùng (theo giá so sánh năm 2012 là 87.270,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 14,21% so với cả nước; GDP bình quân đầu người của vùng có sự cải thiện đáng kể..
Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của vùng giảm từ 23,33% năm 2007 xuống còn 17,89% năm 2012, trong khi mức độ đóng góp của ngành công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng, từ 36,64% lên 41,53% (theo giá thực tế).
Tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng năm 2012 đạt 5.137,1 triệu USD, chiếm 4,48% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,63% so với năm 2011.
Tổng vốn đầu tư toàn vùng giai đoạn 2007- 2012 là 605.032,9 tỷ đồng, tăng dần qua các năm với mức tăng bình quân giai đoạn là 10,98%.
Năm 2012, vùng đã thu hút được 709 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 25.252 triệu USD chiếm khoảng 12,14% tổng vốn đăng ký của cả nước...
Từ thực tiễn cho thấy liên kết hợp tác phát triển vùng đã đưa việc hoạch định chính sách vượt ra khỏi ranh giới hành chính địa phương. Các địa phương hiện nay đều thể hiện rõ mục tiêu phát triển và chiến lược chọn ngành kinh tế trong quy hoạch và kế hoạch của mình.
Cải thiện môi trường đầu tư chung của vùng đòi hỏi khai thác những tiềm năng phát triển tương hỗ của các cụm ngành, cũng như yêu cầu điều chỉnh lại các ý tưởng trùng lắp. Một kết quả nữa là nhà đầu tư sẽ nhận được thông điệp rõ ràng hơn về các cơ hội đầu tư, kinh doanh với chính sách ưu đãi được đồng bộ hóa và nhất quán./.
Văn Sơn (TTXVN)