Ngày 2/7, tại thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo giới thiệu báo cáo “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012.”
Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo. Mục đích của hội thảo là cung cấp một tài liệu hữu ích và có giá trị tham khảo đến các đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Bản báo cáo “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012" đã phân tích tình hình thực tế về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương trong điều kiện hiện nay và đây là những thông tin có giá trị tham khảo làm cơ sở để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, đồng thời góp phần hoàn thiện Chương 9 của Dự thảo Hiến pháp và tiến tới xây dựng luật về chính quyền địa phương trong thời gian tới.
Chỉ số PAPI là công cụ chính sách nhằm đo lường và theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước của 63 tỉnh thành phố, dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân. PAPI được xây dựng trên triết lý coi người dân như “khách hàng” của cơ quan công quyền, có đủ năng lực giám sát và đánh giá tính hiệu quả của quản trị và hành chính công tại địa phương.
Phương pháp khảo sát của PAPI là phỏng vấn trực tiếp người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đại diện cho các nhóm nhân khẩu đa dạng.
Báo cáo PAPI đã đề cập đến sáu trục nội dung (bao gồm 22 nội dung thành phần và 92 chỉ số cụ thể) đó là sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung cấp dịch vụ công. Tổng điểm tối đa để đánh giá 6 trục nội dung này là 60 điểm.
Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu phát triển-hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) và UNDP tại Việt Nam. Sau hai năm thử nghiệm lần lượt với ba tỉnh trong năm 2009 và 30 tỉnh trong năm 2010, năm 2011 nghiên cứu PAPI lần đầu tiên được triển khai trên toàn quốc và báo cáo PAPI năm 2012 là kết quả của quá trình khảo sát hơn 14.000 người dân trên cả nước.
Nhiều địa phương đã coi PAPI là một công cụ quan trọng nhằm theo dõi, giám sát hiệu quả công tác của các cấp chính quyền đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện chỉ số PAPI, phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu để nâng cao hiệu quả quản trị và dịch vụ hành chính công tại địa phương./.
Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo. Mục đích của hội thảo là cung cấp một tài liệu hữu ích và có giá trị tham khảo đến các đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Bản báo cáo “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012" đã phân tích tình hình thực tế về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương trong điều kiện hiện nay và đây là những thông tin có giá trị tham khảo làm cơ sở để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, đồng thời góp phần hoàn thiện Chương 9 của Dự thảo Hiến pháp và tiến tới xây dựng luật về chính quyền địa phương trong thời gian tới.
Chỉ số PAPI là công cụ chính sách nhằm đo lường và theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước của 63 tỉnh thành phố, dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân. PAPI được xây dựng trên triết lý coi người dân như “khách hàng” của cơ quan công quyền, có đủ năng lực giám sát và đánh giá tính hiệu quả của quản trị và hành chính công tại địa phương.
Phương pháp khảo sát của PAPI là phỏng vấn trực tiếp người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đại diện cho các nhóm nhân khẩu đa dạng.
Báo cáo PAPI đã đề cập đến sáu trục nội dung (bao gồm 22 nội dung thành phần và 92 chỉ số cụ thể) đó là sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung cấp dịch vụ công. Tổng điểm tối đa để đánh giá 6 trục nội dung này là 60 điểm.
Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu phát triển-hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) và UNDP tại Việt Nam. Sau hai năm thử nghiệm lần lượt với ba tỉnh trong năm 2009 và 30 tỉnh trong năm 2010, năm 2011 nghiên cứu PAPI lần đầu tiên được triển khai trên toàn quốc và báo cáo PAPI năm 2012 là kết quả của quá trình khảo sát hơn 14.000 người dân trên cả nước.
Nhiều địa phương đã coi PAPI là một công cụ quan trọng nhằm theo dõi, giám sát hiệu quả công tác của các cấp chính quyền đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện chỉ số PAPI, phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu để nâng cao hiệu quả quản trị và dịch vụ hành chính công tại địa phương./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)