Sáng 17/11, Hội thảo khoa học nhân ngày thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh nguy hiểm được lưu ý trong nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.
Tại Việt Nam số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tập trung nhiều ở tuổi từ 40 trở lên. Có 4,2% số người ở tuổi từ 40 trở lên mắc phải bệnh này. Trên thế giới có khoảng 300 triệu bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đặc biệt, tỷ lệ người tử vong do bệnh này khá cao, đứng thứ 4 trong tất cả các loại bệnh.
Ông Khoa cho hay, năm 2012, Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã triển khai được nhiều hoạt động trên 10 tỉnh thành phố của dự án như khám sàng lọc, mở các lớp đào tạo giảng viên ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Giai đoạn 2013-2015 tới, dự án tiếp tục được triển khai tại các tỉnh mới. Dự kiến số tỉnh tham gia dự án trong năm 2013 là 25 tỉnh thành phố và sẽ tiếp tục được mở rộng thêm nhiều tỉnh nữa.
Thông qua các hoạt động của dự án, Bộ Y tế hy vọng sẽ thiết lập được mạng lưới rộng và có chiều sâu trong các hoạt động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các báo cáo viên trong nước và quốc tế là những giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa đầu ngành về hô hấp trình bày nhiều báo cáo khoa học và tình hình thực hiện dự án phòng bệnh này tại Việt Nam.
Những báo cáo điển hình được trình bày tại hội thảo như: Tình hình thực hiện dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2012; kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Dụng cụ hít trong điều trị bệnh lý hô hấp…
Những thông tin được đưa ra tại hội nghị sẽ giúp các bác sỹ, cán bộ y tế tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thêm nhiều kinh nghiệm để công tác điều trị được hiệu quả hơn./.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh nguy hiểm được lưu ý trong nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.
Tại Việt Nam số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tập trung nhiều ở tuổi từ 40 trở lên. Có 4,2% số người ở tuổi từ 40 trở lên mắc phải bệnh này. Trên thế giới có khoảng 300 triệu bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đặc biệt, tỷ lệ người tử vong do bệnh này khá cao, đứng thứ 4 trong tất cả các loại bệnh.
Ông Khoa cho hay, năm 2012, Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã triển khai được nhiều hoạt động trên 10 tỉnh thành phố của dự án như khám sàng lọc, mở các lớp đào tạo giảng viên ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Giai đoạn 2013-2015 tới, dự án tiếp tục được triển khai tại các tỉnh mới. Dự kiến số tỉnh tham gia dự án trong năm 2013 là 25 tỉnh thành phố và sẽ tiếp tục được mở rộng thêm nhiều tỉnh nữa.
Thông qua các hoạt động của dự án, Bộ Y tế hy vọng sẽ thiết lập được mạng lưới rộng và có chiều sâu trong các hoạt động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các báo cáo viên trong nước và quốc tế là những giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa đầu ngành về hô hấp trình bày nhiều báo cáo khoa học và tình hình thực hiện dự án phòng bệnh này tại Việt Nam.
Những báo cáo điển hình được trình bày tại hội thảo như: Tình hình thực hiện dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2012; kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Dụng cụ hít trong điều trị bệnh lý hô hấp…
Những thông tin được đưa ra tại hội nghị sẽ giúp các bác sỹ, cán bộ y tế tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thêm nhiều kinh nghiệm để công tác điều trị được hiệu quả hơn./.
Đức Minh (Vietnam+)