Trong hai ngày 26 - 27/7, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường tại Việt Nam (CASP-V) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Tâm lý học đường” lần thứ III với sự tham dự của hơn 170 nhà khoa học đến từ các trường đại học trong cả nước và 30 nhà khoa học đến từ các nước Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc.
Với chủ đề “Phát triển mô hình kỹ năng hoạt động tâm lý học đường”, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận những vấn đề về thực trạng mô hình hoạt động tư vấn tâm lý học đường, kỹ năng hoạt động, thực tiễn trong hoạt động của chuyên viên tham vấn học đường và đề xuất các chương trình nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng và ứng dụng tâm lý học đường vào trường học tại Việt Nam.
Đánh giá về sự phối hợp giữa chuyên viên tham vấn tâm lý học đường với các lực lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, thạc sĩ Võ Thị Tường Vy, Đại học Sư phạm thành phố nhận định hiện nay việc triển khai công tác tham vấn học đường của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.
Số trường phổ thông có phòng tham vấn học đường tăng, học sinh biết đến nhiều và được các chuyên viên tư vấn tâm lý học đường hỗ trợ vượt qua những khó khăn tâm lý.
Tuy nhiên, hiện hoạt động của phòng tham vấn học đường vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì thiếu sự phối hợp giữa chuyên viên tư vấn với các lực lượng giáo dục ở trường phổ thông trong việc giúp học sinh vượt qua những khó khăn của bản thân.
Một số chuyên viên chưa có sự phối hợp tốt với các giáo viên chủ nhiệm, giám thị và cán bộ Đoàn.
Tiến sĩ Thạch Ngọc Yến, Giảng viên Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của đội ngũ tham vấn học đường, cần được đào tạo về cách tiếp cận tham vấn cho trẻ em và gia đình khi có vấn đề.
Đội ngũ tham vấn viên có thể là giáo viên đã qua nhiều năm kinh nghiệm, giáo viên về hưu có chuyên môn tham vấn hoặc đội ngũ tham vấn viên là các cử nhân có kinh nghiệm tham vấn từ 3 – 5 năm.
Người tham vấn trường học cần tiếp cận nhiều thông tin và có hiểu biết về các chuyên ngành liên quan, để chăm sóc tâm lý – xã hội và giáo dục cho học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn để họ hiểu biết thêm về vai trò của người tham vấn học đường, phát hiện những giáo viên có năng lực, yêu thích về tham vấn./.
Với chủ đề “Phát triển mô hình kỹ năng hoạt động tâm lý học đường”, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận những vấn đề về thực trạng mô hình hoạt động tư vấn tâm lý học đường, kỹ năng hoạt động, thực tiễn trong hoạt động của chuyên viên tham vấn học đường và đề xuất các chương trình nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng và ứng dụng tâm lý học đường vào trường học tại Việt Nam.
Đánh giá về sự phối hợp giữa chuyên viên tham vấn tâm lý học đường với các lực lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, thạc sĩ Võ Thị Tường Vy, Đại học Sư phạm thành phố nhận định hiện nay việc triển khai công tác tham vấn học đường của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.
Số trường phổ thông có phòng tham vấn học đường tăng, học sinh biết đến nhiều và được các chuyên viên tư vấn tâm lý học đường hỗ trợ vượt qua những khó khăn tâm lý.
Tuy nhiên, hiện hoạt động của phòng tham vấn học đường vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì thiếu sự phối hợp giữa chuyên viên tư vấn với các lực lượng giáo dục ở trường phổ thông trong việc giúp học sinh vượt qua những khó khăn của bản thân.
Một số chuyên viên chưa có sự phối hợp tốt với các giáo viên chủ nhiệm, giám thị và cán bộ Đoàn.
Tiến sĩ Thạch Ngọc Yến, Giảng viên Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của đội ngũ tham vấn học đường, cần được đào tạo về cách tiếp cận tham vấn cho trẻ em và gia đình khi có vấn đề.
Đội ngũ tham vấn viên có thể là giáo viên đã qua nhiều năm kinh nghiệm, giáo viên về hưu có chuyên môn tham vấn hoặc đội ngũ tham vấn viên là các cử nhân có kinh nghiệm tham vấn từ 3 – 5 năm.
Người tham vấn trường học cần tiếp cận nhiều thông tin và có hiểu biết về các chuyên ngành liên quan, để chăm sóc tâm lý – xã hội và giáo dục cho học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn để họ hiểu biết thêm về vai trò của người tham vấn học đường, phát hiện những giáo viên có năng lực, yêu thích về tham vấn./.
Gia Thuận (TTXVN)