Kỷ niệm 60 năm cuộc vượt ngục ở Côn Đảo (12/12/1952-12/12/2012), sáng 12/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Liên lạc tù chính trị Côn Đảo Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học về sự kiện các chiến sỹ cách mạng tổ chức vượt Côn Đảo.
Dự Hội thảo có nguyên Ủy viên thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt; nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương, Hà Nội và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu khoa học và hàng trăm đại biểu là các vị lão thành cựu tù chính trị Côn Đảo các thời kỳ, đại diện ban liên lạc 16 nhà tù thực dân, đế quốc trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Hội thảo đã nhận được 54 tham luận của các vị nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học thuộc Hội Sử học Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý di tích Côn Đảo; các cựu tù chính trị Côn Đảo và của chính các nhân chứng lịch sử.
Hội thảo tập trung thảo luận ý nghĩa, giá trị của cuộc vũ trang nổi dậy tự giải phóng và vượt Côn Đảo; những kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện có thể tham khảo thành những bài học giáo dục truyền thống về lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tinh thần đấu tranh bất khuất, giữ gìn phẩm chất khí tiết của người chiến sỹ cách mạng, của người đảng viên cộng sản và việc phát huy những giá trị, bài học quý giá đó trong điều kiện xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.
Qua những dòng hồi ức giản dị, không cường điệu của những người trong cuộc, mọi tình tiết của cuộc vượt ngục đã được tái hiện rõ nét. Đó là ngày 12/12/1952, cách đây vừa đúng 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảo ủy Côn Đảo, các chiến sỹ cách mạng là những tù nhân chính trị bị thực dân Pháp giam cầm, đầy đọa tại nhà ngục Côn Đảo đã thực hiện kế hoạch nổi dậy, cướp vũ khí địch và tổ chức vượt Côn Đảo. Mặc dù kế hoạch không thành, tổn thất lớn (198 người tham gia nổi dậy vượt đảo đêm ấy, có 81 hy sinh, 117 chiến sỹ bị bắt lại Côn Đảo) nhưng sự kiện đã để lại ấn tượng, ý nghĩa sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khí tiết kiên trung, bất khuất của người cộng sản.
Với tham luận “Côn Đảo anh hùng, biển Đông dậy sóng,” ông Đoàn Duy Thành – nguyên Đảo ủy viên Côn Đảo, Trưởng Ban liên lạc cựu tù chính trị Côn Đảo Hà Nội cho biết, khi ông bị đầy ra Côn Đảo được 62 ngày thì cuộc võ trang giải phóng đảo nổ ra.
Ông Thành cùng các đồng chí khác đã nhận nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng Đầu Mom, Bến Đầm tiến về trung tâm thị trấn Côn Đảo, đánh chiếm 3 vị trí chủ chốt là trụ sở chúa đảo Jarty, trại lính và nhà dây thép (bưu điện) Cầu Tàu. Nếu cuộc giải phóng thành công, ông có trách nhiệm cùng các đồng đội thu xếp mọi mặt về phương tiện có sẵn của địch để chở đoàn tù về đất liền an toàn; nếu không thành công thì lo việc đối phó với địch và xử lý mọi tình huống xảy ra.
Ông Thành cho rằng, mặc dù cuộc vượt ngục không thành công và để lại nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp nhưng cuộc “Võ trang giải phóng” toàn đảo ngày 12/12/1952 diễn ra trong thời điểm quyết liệt, khi cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta đang gần đến ngày thắng lợi đã thể hiện chủ trương đúng đắn của Ban chấp hành Đảo ủy.
Cuộc vượt ngục được tổ chức chỉ đạo như một trận đánh lớn, một cuộc tổng khởi nghĩa trên một địa bàn rất đặc biệt, từ việc chuẩn bị quân nhu, quân khí tự tạo đến chiến thuật cướp súng giặc.. đều diễn ra theo đúng kế hoạch; công tác dân vận, binh vận được đặt lên vị trí hàng đầu nên đã quy tụ được lòng dân, không những chỉ quần chúng trong tù mà đặc biệt là nhân dân trên đảo; công tác giữ gìn bí mật cũng có ý nghĩa sống còn của toàn bộ cuộc võ trang cũng như mạng sống từng người.
Theo ông Thành, để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và nêu tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần anh dũng kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đề nghị Đảng và Nhà nước cần quy hoạch toàn diện Côn Đảo để trở thành một điểm du lịch đặc biệt về văn hóa tâm linh của đất nước; có chương trình nghiên cứu về kinh nghiệm chiến đấu, bảo vệ các đảo ở biển Đông, làm cơ sở cho việc chuẩn bị xây dựng một hạm đội mang tên Côn Đảo để liên kết lại thành một vành đai bảo vệ tổ quốc về phía biển Đông Thái Bình Dương đồng thời phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang cho tập thể anh em cựu tù chính trị trong trận chiến đấu giải phóng Côn Đảo và cá nhân ông Lê Văn Hiến, Bí thư Đảo ủy; xây dựng Đài kỷ niệm vượt ngục Côn Đảo tại bát cát Cỏ Ống và xây mộ cho 73 liệt sỹ.
Cũng là một trong nhân chứng trong cuộc vượt ngục Côn Đảo ngày ấy, ông Nguyễn Văn Hậu chia sẻ, cứ đến ngày này, những kỷ niệm về lao khổ nhưng hết sức tự hào lại ùa về cùng ông và các cựu tù chính trị Côn Đảo.
Theo lời kể của ông Hậu, trong các cuộc vượt biển mạo hiểm, lịch sử Côn Đảo ngày nay vẫn còn vang danh cuộc tổ chức về đất liền của hơn 200 tù nhân. Đây là cuộc vượt biển, vượt ngục có quy mô nhất và cũng bi tráng nhất của các tù nhân chính trị cách mạng của Việt Nam. Tuy không thành công những nó đã mang lại một hiệu ứng rất lớn khiến bộ máy quản lý tù ở Côn Đảo cũng như đất liền hoang mang thực sự trước tinh thần thép của những người cộng sản Việt Nam …
Bên cạnh ký ức của những người trong cuộc, tại hội thảo, những bài tham luận sâu sắc của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu, các nhà sử học đã nhìn lại, phân tích, đánh giá sự kiện này với cách nhìn khoa học, thái độ nghiêm túc và tấm lòng kính phục, đầy trân trọng đối với lớp người đã xả thân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã nêu bật những nét đặc sắc trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ nhà tù Côn Đảo.
Theo ông Hà, sự ra đời và hoạt động của Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã thể hiện tính chủ động và bản lĩnh cách mạng của những người cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của đảng bộ là sự phát triển tổ chức tại chỗ kết hợp với các chi bộ đảng được hình thành trong các đoàn tù trước khi bị đầy ra đảo.
Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn không nhận được sự chỉ đạo từ đất liền, nhưng tổ chức đảng ở nhà tù Côn Đảo vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, mọi chủ trương, phương hướng và biện pháp đấu tranh đều được bàn bạc, thống nhất, công tác phát triển đảng được tiến hành thận trọng, có quy định chặt chẽ.
Từ việc thống nhất cao về tư tưởng, tổ chức và hành động, Đảo ủy Côn Đảo rất coi trọng việc rèn luyện, không ngừng tu dưỡng phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị của đội ngũ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Đây chính là những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đảng bộ nhà tù Côn Đảo.
Nhìn lại cuộc vượt ngục của các chiến sỹ cách mạng nhà tù Côn Đảo, thiếu tướng, phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện lịch sử Quân đội Việt Nam cũng đánh giá, cuộc vượt ngục là tâm điểm và đỉnh cao của sức lãnh đạo tổ chức đảng trong nhà tù, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sỹ cách mạng. Chính sức mạnh này đã đề ra và chỉ đạo toàn bộ các khâu của cuộc vượt ngục, thống nhất ý chí và hành động của từng đảng bộ, từng đảng viên, cảm hóa cả những người cai tù, địch vận…
Theo ông Đạo, vấn đề đặt ra với lớp trẻ hiện nay là bên cạnh trình độ, tri thức, sự quyết tâm phải biết chớp lấy thời cơ, tranh thủ tình hình trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ đất nước…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự kiện khi được tổ chức cùng với thời điểm cả Thành phố và đất nước đang tự hào sống lại không khí hào hùng của những ngày “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cách đây 40 năm.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, từ các tham luận của các đại biểu đã giúp mỗi người hiểu rõ hơn về vai trò tổ chức và lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, cán bộ đảng viên tại Côn Đảo; tự hào, khâm phục về ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sỹ cách mạng nơi “địa ngục trần gian”, về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản, sẵn sàng hy sinh tính mạng bản thân để đồng chí, đồng đội có thể trở về với dân, với Đảng, tiếp tục cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Bằng những cách tiếp cận sự kiện lịch sử với lát cắt và phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ chủ trương, kế hoạch cách thức tổ chức rất sáng tạo của Đảng bộ Côn Đảo trong lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ thực hiện, tiến hành cuộc vũ trang nổi dậy tự giải phóng.
“Với tất cả sự kính trọng của thế hệ đi sau, tôi thay mặt toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội bày tỏ sự khâm phục và biết ơn sâu sắc các thế hệ chiến sỹ cách mạng đã dâng hiến cả cuộc đời, tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc, trong đó có rất nhiều đồng chí đã bị địch bắt, tù đầy tại các nhà tù của thực dân, đế quốc nói chung, Côn Đảo nói riêng; xin được kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, dân tộc, trong đó có 81 tù chính trị đã tham gia cuộc vũ trang nổi dậy để tổ chức sự kiện “Vượt Côn Đảo” lịch sử,” ông Soái chia sẻ cảm xúc.
Để hội thảo có tác dụng thiết thực, phát huy kết quả cao, Hà Nội sẽ có kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Thủ đô về ý nghĩa, giá trị lớn lao của cuộc vũ trang nổi dậy và cuộc vượt Côn Đảo anh hùng; học tập những tấm gương ngời sáng của các chiến sỹ cách mạng để tự đoàn kết, thống nhất, phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại và giàu đẹp./.
Dự Hội thảo có nguyên Ủy viên thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt; nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương, Hà Nội và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu khoa học và hàng trăm đại biểu là các vị lão thành cựu tù chính trị Côn Đảo các thời kỳ, đại diện ban liên lạc 16 nhà tù thực dân, đế quốc trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Hội thảo đã nhận được 54 tham luận của các vị nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học thuộc Hội Sử học Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý di tích Côn Đảo; các cựu tù chính trị Côn Đảo và của chính các nhân chứng lịch sử.
Hội thảo tập trung thảo luận ý nghĩa, giá trị của cuộc vũ trang nổi dậy tự giải phóng và vượt Côn Đảo; những kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện có thể tham khảo thành những bài học giáo dục truyền thống về lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tinh thần đấu tranh bất khuất, giữ gìn phẩm chất khí tiết của người chiến sỹ cách mạng, của người đảng viên cộng sản và việc phát huy những giá trị, bài học quý giá đó trong điều kiện xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.
Qua những dòng hồi ức giản dị, không cường điệu của những người trong cuộc, mọi tình tiết của cuộc vượt ngục đã được tái hiện rõ nét. Đó là ngày 12/12/1952, cách đây vừa đúng 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảo ủy Côn Đảo, các chiến sỹ cách mạng là những tù nhân chính trị bị thực dân Pháp giam cầm, đầy đọa tại nhà ngục Côn Đảo đã thực hiện kế hoạch nổi dậy, cướp vũ khí địch và tổ chức vượt Côn Đảo. Mặc dù kế hoạch không thành, tổn thất lớn (198 người tham gia nổi dậy vượt đảo đêm ấy, có 81 hy sinh, 117 chiến sỹ bị bắt lại Côn Đảo) nhưng sự kiện đã để lại ấn tượng, ý nghĩa sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khí tiết kiên trung, bất khuất của người cộng sản.
Với tham luận “Côn Đảo anh hùng, biển Đông dậy sóng,” ông Đoàn Duy Thành – nguyên Đảo ủy viên Côn Đảo, Trưởng Ban liên lạc cựu tù chính trị Côn Đảo Hà Nội cho biết, khi ông bị đầy ra Côn Đảo được 62 ngày thì cuộc võ trang giải phóng đảo nổ ra.
Ông Thành cùng các đồng chí khác đã nhận nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng Đầu Mom, Bến Đầm tiến về trung tâm thị trấn Côn Đảo, đánh chiếm 3 vị trí chủ chốt là trụ sở chúa đảo Jarty, trại lính và nhà dây thép (bưu điện) Cầu Tàu. Nếu cuộc giải phóng thành công, ông có trách nhiệm cùng các đồng đội thu xếp mọi mặt về phương tiện có sẵn của địch để chở đoàn tù về đất liền an toàn; nếu không thành công thì lo việc đối phó với địch và xử lý mọi tình huống xảy ra.
Ông Thành cho rằng, mặc dù cuộc vượt ngục không thành công và để lại nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp nhưng cuộc “Võ trang giải phóng” toàn đảo ngày 12/12/1952 diễn ra trong thời điểm quyết liệt, khi cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta đang gần đến ngày thắng lợi đã thể hiện chủ trương đúng đắn của Ban chấp hành Đảo ủy.
Cuộc vượt ngục được tổ chức chỉ đạo như một trận đánh lớn, một cuộc tổng khởi nghĩa trên một địa bàn rất đặc biệt, từ việc chuẩn bị quân nhu, quân khí tự tạo đến chiến thuật cướp súng giặc.. đều diễn ra theo đúng kế hoạch; công tác dân vận, binh vận được đặt lên vị trí hàng đầu nên đã quy tụ được lòng dân, không những chỉ quần chúng trong tù mà đặc biệt là nhân dân trên đảo; công tác giữ gìn bí mật cũng có ý nghĩa sống còn của toàn bộ cuộc võ trang cũng như mạng sống từng người.
Theo ông Thành, để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và nêu tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần anh dũng kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đề nghị Đảng và Nhà nước cần quy hoạch toàn diện Côn Đảo để trở thành một điểm du lịch đặc biệt về văn hóa tâm linh của đất nước; có chương trình nghiên cứu về kinh nghiệm chiến đấu, bảo vệ các đảo ở biển Đông, làm cơ sở cho việc chuẩn bị xây dựng một hạm đội mang tên Côn Đảo để liên kết lại thành một vành đai bảo vệ tổ quốc về phía biển Đông Thái Bình Dương đồng thời phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang cho tập thể anh em cựu tù chính trị trong trận chiến đấu giải phóng Côn Đảo và cá nhân ông Lê Văn Hiến, Bí thư Đảo ủy; xây dựng Đài kỷ niệm vượt ngục Côn Đảo tại bát cát Cỏ Ống và xây mộ cho 73 liệt sỹ.
Cũng là một trong nhân chứng trong cuộc vượt ngục Côn Đảo ngày ấy, ông Nguyễn Văn Hậu chia sẻ, cứ đến ngày này, những kỷ niệm về lao khổ nhưng hết sức tự hào lại ùa về cùng ông và các cựu tù chính trị Côn Đảo.
Theo lời kể của ông Hậu, trong các cuộc vượt biển mạo hiểm, lịch sử Côn Đảo ngày nay vẫn còn vang danh cuộc tổ chức về đất liền của hơn 200 tù nhân. Đây là cuộc vượt biển, vượt ngục có quy mô nhất và cũng bi tráng nhất của các tù nhân chính trị cách mạng của Việt Nam. Tuy không thành công những nó đã mang lại một hiệu ứng rất lớn khiến bộ máy quản lý tù ở Côn Đảo cũng như đất liền hoang mang thực sự trước tinh thần thép của những người cộng sản Việt Nam …
Bên cạnh ký ức của những người trong cuộc, tại hội thảo, những bài tham luận sâu sắc của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu, các nhà sử học đã nhìn lại, phân tích, đánh giá sự kiện này với cách nhìn khoa học, thái độ nghiêm túc và tấm lòng kính phục, đầy trân trọng đối với lớp người đã xả thân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã nêu bật những nét đặc sắc trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ nhà tù Côn Đảo.
Theo ông Hà, sự ra đời và hoạt động của Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã thể hiện tính chủ động và bản lĩnh cách mạng của những người cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của đảng bộ là sự phát triển tổ chức tại chỗ kết hợp với các chi bộ đảng được hình thành trong các đoàn tù trước khi bị đầy ra đảo.
Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn không nhận được sự chỉ đạo từ đất liền, nhưng tổ chức đảng ở nhà tù Côn Đảo vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, mọi chủ trương, phương hướng và biện pháp đấu tranh đều được bàn bạc, thống nhất, công tác phát triển đảng được tiến hành thận trọng, có quy định chặt chẽ.
Từ việc thống nhất cao về tư tưởng, tổ chức và hành động, Đảo ủy Côn Đảo rất coi trọng việc rèn luyện, không ngừng tu dưỡng phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị của đội ngũ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Đây chính là những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đảng bộ nhà tù Côn Đảo.
Nhìn lại cuộc vượt ngục của các chiến sỹ cách mạng nhà tù Côn Đảo, thiếu tướng, phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện lịch sử Quân đội Việt Nam cũng đánh giá, cuộc vượt ngục là tâm điểm và đỉnh cao của sức lãnh đạo tổ chức đảng trong nhà tù, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sỹ cách mạng. Chính sức mạnh này đã đề ra và chỉ đạo toàn bộ các khâu của cuộc vượt ngục, thống nhất ý chí và hành động của từng đảng bộ, từng đảng viên, cảm hóa cả những người cai tù, địch vận…
Theo ông Đạo, vấn đề đặt ra với lớp trẻ hiện nay là bên cạnh trình độ, tri thức, sự quyết tâm phải biết chớp lấy thời cơ, tranh thủ tình hình trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ đất nước…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự kiện khi được tổ chức cùng với thời điểm cả Thành phố và đất nước đang tự hào sống lại không khí hào hùng của những ngày “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cách đây 40 năm.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, từ các tham luận của các đại biểu đã giúp mỗi người hiểu rõ hơn về vai trò tổ chức và lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, cán bộ đảng viên tại Côn Đảo; tự hào, khâm phục về ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sỹ cách mạng nơi “địa ngục trần gian”, về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản, sẵn sàng hy sinh tính mạng bản thân để đồng chí, đồng đội có thể trở về với dân, với Đảng, tiếp tục cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Bằng những cách tiếp cận sự kiện lịch sử với lát cắt và phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ chủ trương, kế hoạch cách thức tổ chức rất sáng tạo của Đảng bộ Côn Đảo trong lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ thực hiện, tiến hành cuộc vũ trang nổi dậy tự giải phóng.
“Với tất cả sự kính trọng của thế hệ đi sau, tôi thay mặt toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội bày tỏ sự khâm phục và biết ơn sâu sắc các thế hệ chiến sỹ cách mạng đã dâng hiến cả cuộc đời, tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc, trong đó có rất nhiều đồng chí đã bị địch bắt, tù đầy tại các nhà tù của thực dân, đế quốc nói chung, Côn Đảo nói riêng; xin được kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, dân tộc, trong đó có 81 tù chính trị đã tham gia cuộc vũ trang nổi dậy để tổ chức sự kiện “Vượt Côn Đảo” lịch sử,” ông Soái chia sẻ cảm xúc.
Để hội thảo có tác dụng thiết thực, phát huy kết quả cao, Hà Nội sẽ có kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Thủ đô về ý nghĩa, giá trị lớn lao của cuộc vũ trang nổi dậy và cuộc vượt Côn Đảo anh hùng; học tập những tấm gương ngời sáng của các chiến sỹ cách mạng để tự đoàn kết, thống nhất, phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại và giàu đẹp./.
Minh Nghĩa (TTXVN)