Ngày 22/3, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo "Tăng cường và đổi mới công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong đầu tư xây dựng, sử dụng công trình" thông qua thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Các đại biểu tham gia hội thảo đã được giới thiệu về Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn, đồng thời trao đổi về công tác quản lý chất lượng công trình trong đầu tư xây dựng và sử dụng; về việc phân cấp ủy quyền quyết định đầu tư liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng; xã hội hóa trong quản lý chất lượng xây dựng ở một số nước và các kiến nghị cho Việt Nam; thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng điện và một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình; kinh nghiệm công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn của một số địa phương...
Các đại biểu còn được giới thiệu một số doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động thí nghiệm, kiểm định... một số thành tựu về thiết bị, công nghệ trong kiểm định xây dựng.
Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là khâu then chốt, được thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng đến nay, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam đã đi vào nề nếp.
Nghị định 209/NĐ cùng với Nghị định số 49/CP và các Thông tư hướng dẫn đã giúp các chủ thể trong hoạt động xây dựng về cơ bản kiểm soát được chất lượng từ thiết kế, khảo sát đến thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung đã đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực, qua đó chất lượng các công trình xây dựng ngày một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn.
Có thể khẳng định Nghị định 209 đã phát huy hiệu quả tốt trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số vấn đề bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 48 điều là có sự kế thừa những nội dung ưu điểm của Nghị định 209 và Nghị định 49, rà soát những nội dung cần sửa đổi, làm rõ cũng như bổ sung các quy định mới; tham khảo kinh nghiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Trung Quốc, Nhật Bản...; cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng trực tiếp thẩm tra thiết kế đối với các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng nếu xảy ra sự cố.../.
Các đại biểu tham gia hội thảo đã được giới thiệu về Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn, đồng thời trao đổi về công tác quản lý chất lượng công trình trong đầu tư xây dựng và sử dụng; về việc phân cấp ủy quyền quyết định đầu tư liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng; xã hội hóa trong quản lý chất lượng xây dựng ở một số nước và các kiến nghị cho Việt Nam; thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng điện và một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình; kinh nghiệm công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn của một số địa phương...
Các đại biểu còn được giới thiệu một số doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động thí nghiệm, kiểm định... một số thành tựu về thiết bị, công nghệ trong kiểm định xây dựng.
Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là khâu then chốt, được thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng đến nay, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam đã đi vào nề nếp.
Nghị định 209/NĐ cùng với Nghị định số 49/CP và các Thông tư hướng dẫn đã giúp các chủ thể trong hoạt động xây dựng về cơ bản kiểm soát được chất lượng từ thiết kế, khảo sát đến thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung đã đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực, qua đó chất lượng các công trình xây dựng ngày một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn.
Có thể khẳng định Nghị định 209 đã phát huy hiệu quả tốt trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số vấn đề bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 48 điều là có sự kế thừa những nội dung ưu điểm của Nghị định 209 và Nghị định 49, rà soát những nội dung cần sửa đổi, làm rõ cũng như bổ sung các quy định mới; tham khảo kinh nghiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Trung Quốc, Nhật Bản...; cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng trực tiếp thẩm tra thiết kế đối với các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng nếu xảy ra sự cố.../.
Văn Sơn (TTXVN)