Ngày 24/9, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), hơn 30 đại biểu là doanh nhân dại điện các cơ quan quản lý nhà nước, các Viện nghiên cứu thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên và các chuyên gia quốc tế đã tham dự hội thảo với chủ đề “Vòng Doha và tác động đối với Việt Nam.”
Hội thảo do Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương tổ chức.
Vòng đàm phán Doha được khởi động từ năm 2001 tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ IV tại Doha, Qatar với các nội dung chủ yếu gồm nông nghiệp, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, các vấn đề về quy tắc, sở hữu trí tuệ, thuận lợi hóa thương mại...
Vòng đàm phán được dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2005, thế nhưng đàm phán liên tục bị trì hoãn cho tới nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là một số thành viên quan trọng không thỏa thuận được những vấn đề then chốt, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, là thành viên mới sẽ được miễn trừ các cam kết mới về mở cửa thị trường, nên việc kéo dài vòng đàm phán Doha có sự tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với hoạt động kinh tế, thương mại của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Theo giáo sư Claudio Dordi, Trưởng nhóm tư vấn Dự án MUTRAP III, vòng đàm phán Doha sớm kết thúc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội về tăng cường mở rộng thị trường đối với hàng loạt sản phẩm chủ yếu (hàng hóa sử dụng nhiều lao động, ví dụ ngành dệt may) nói chung và mở rộng thị trường Mỹ hơn EU; thu hẹp khoảng cách thuế quan giữa mức áp dụng và mức ràng buộc, hoàn thiện các quy định đối với nhiều vấn đề về chống phá giá, trợ cấp trong nông nghiệp...
Có chung quan điểm này, ông Lương Hoài Thái - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, Việt Nam có thể có lợi hơn nếu vòng đàm phán kết thúc sớm.
Để tận dụng lợi ích này, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về nội dung vòng Doha, xây dựng chính sách thương mại phù hợp, có tính đến kết quả dự kiến của vòng Doha, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để tận dụng các cam kết mở cửa thị trường mới của các thành viên WTO.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, vòng đám phán Doha càng kéo dài thì càng bất lợi cho Việt Nam vì Việt Nam có thể không còn được hưởng quy chế miễn trừ cho các nước mới gia nhập WTO. Và khi đàm phán kéo dài, nhiều vấn đề mới có thể xuất hiện, trách nhiệm đàm phán của Việt Nam sẽ nặng nề hơn.../.
Hội thảo do Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương tổ chức.
Vòng đàm phán Doha được khởi động từ năm 2001 tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ IV tại Doha, Qatar với các nội dung chủ yếu gồm nông nghiệp, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, các vấn đề về quy tắc, sở hữu trí tuệ, thuận lợi hóa thương mại...
Vòng đàm phán được dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2005, thế nhưng đàm phán liên tục bị trì hoãn cho tới nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là một số thành viên quan trọng không thỏa thuận được những vấn đề then chốt, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, là thành viên mới sẽ được miễn trừ các cam kết mới về mở cửa thị trường, nên việc kéo dài vòng đàm phán Doha có sự tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với hoạt động kinh tế, thương mại của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Theo giáo sư Claudio Dordi, Trưởng nhóm tư vấn Dự án MUTRAP III, vòng đàm phán Doha sớm kết thúc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội về tăng cường mở rộng thị trường đối với hàng loạt sản phẩm chủ yếu (hàng hóa sử dụng nhiều lao động, ví dụ ngành dệt may) nói chung và mở rộng thị trường Mỹ hơn EU; thu hẹp khoảng cách thuế quan giữa mức áp dụng và mức ràng buộc, hoàn thiện các quy định đối với nhiều vấn đề về chống phá giá, trợ cấp trong nông nghiệp...
Có chung quan điểm này, ông Lương Hoài Thái - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, Việt Nam có thể có lợi hơn nếu vòng đàm phán kết thúc sớm.
Để tận dụng lợi ích này, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về nội dung vòng Doha, xây dựng chính sách thương mại phù hợp, có tính đến kết quả dự kiến của vòng Doha, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để tận dụng các cam kết mở cửa thị trường mới của các thành viên WTO.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, vòng đám phán Doha càng kéo dài thì càng bất lợi cho Việt Nam vì Việt Nam có thể không còn được hưởng quy chế miễn trừ cho các nước mới gia nhập WTO. Và khi đàm phán kéo dài, nhiều vấn đề mới có thể xuất hiện, trách nhiệm đàm phán của Việt Nam sẽ nặng nề hơn.../.
Tiên Minh (TTXVN/Vietnam+)