Trong không khí náo nức của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ tám, tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám vào đúng ngày Tết Nguyên tiêu [ngày rằm tháng Giêng âm lịch - pv], nhiều nhà thơ chỉ dành cho chúng tôi khoảng vài phút để trò chuyện. Thời gian còn lại họ muốn được gặp gỡ, hỏi han, chia sẻ cùng bạn thơ của mình.
Là chốn để hẹn hò gặp gỡ
Cuộc sống tất bật khiến nhiều nhà thơ chỉ có điều kiện "gặp gỡ" nhau qua tác phẩm đăng tải trên báo, tạp chí, thân thiết hơn thì qua điện thoại, email. Đó là không nói đến cuộc giao lưu với độc giả, với bạn yêu thơ...Bởi vậy, ngày hội thơ chính là cuộc hội ngộ lớn đầy háo hức của cả giới văn sĩ lẫn độc giả.
Nữ thi sĩ Đặng Thị Thanh Hương tâm sự, đến một ngày hội thơ như thế này và được đọc thơ của mình cho những người khác nghe có lẽ là một niềm tự hào rất lớn của một nhà thơ. Chính vì thế, chị không khỏi cảm thấy xúc động và hồi hộp nên mặc dù đọc thơ của mình làm nhưng thỉnh thoảng vẫn phải nhìn giấy.
Tuy nhiên, điều mà chị mong đợi nhất trong là được gặp lại rất nhiều bạn thơ và cả những bạn yêu thơ, những người bạn cũ và quen được rất nhiều người bạn mới nữa. Nữ thi sĩ này quan niệm, mỗi người mà ta được gặp gỡ, được làm quen và chia sẻ cùng nhau là đều do duyên trời. Phải có duyên mới được gặp gỡ những người bạn có cùng sở thích, cùng yêu thơ, chính vì thế chưa một năm nào chị bỏ lỡ cơ hội tham dự ngày lễ của những nhà thơ và những người yêu thơ.
Chung nỗi niềm với chị Hương, nhà thơ Lê Huy Mậu đã tỏ ra vui sướng được trực tiếp trò chuyện với người bạn trước đây mới chỉ gặp qua thơ. Ông cho rằng, ngày thơ là một trong những ngày hội ngộ có ý nghĩa nhất của giới văn sĩ. Bạn thơ gặp nhau đôi khi chỉ là để được chụp cùng nhau một bức ảnh, để ký tặng nhau một vài tập hay cùng nhau ngâm một đoạn thơ tâm đắc…
Đặc biệt, đến đây, thi sĩ còn gặp được những người bạn mà mình đã nghe tên rất nhiều, cảm thấy rất tri âm khi đọc những vần thơ của họ rồi nhưng giờ mới được gặp. Lúc ấy quả là hạnh phúc, vui sướng lắm như là được gặp những người bạn mà mình đã quen từ lâu.
Có một ngày để mà... "khoe" thơ
Có lẽ chẳng điều gì quý giá được bằng khi gặp được một người bạn cũ để hàn huyên những chuyện xưa, chuyện về thời lính, chuyện sáng tác thơ văn. Nhưng đến ngày thơ còn có một niềm vui nữa đó là niềm vui của một người sáng tác khi được độc giả, người yêu thơ thể hiện tình cảm đối với tác phẩm của mình.
Nhà thơ Anh Ngọc xúc động tâm sự: "Khi tôi đọc xong bài thơ của mình và bước xuống sân khấu đã có rất nhiều người đến gần và nói: 'Ô, thế anh là nhà thơ Anh Ngọc ạ, em thích thơ của anh lắm'….Những lúc đó tôi lại được cùng họ chia sẻ cảm xúc khi sáng tác bài thơ của mình. Còn họ cũng cho tôi biết được họ thích bài thơ của tôi đến thế nào, họ đọc thuộc lòng cho tôi nghe cả bài thơ chỉ để muốn tôi cùng họ chụp cùng một bức ảnh kỷ niệm. Có nhà thơ nào là không mong thơ mình được độc giả đón nhận như thế."
Còn thi sĩ Bùi Kim Anh thì hồ hởi: "Ngày thơ Việt Nam không chỉ là nơi chúng tôi được 'khoe' thơ của mình với nhau mà còn là nơi chúng tôi được làm quen, gặp gỡ, được hội ngộ cùng nhau. Chúng tôi chia sẻ với nhau mọi chuyện về cuộc sống gia đình, tình yêu thơ của mỗi người, những tác phẩm hay trong thời gian qua và sắp tới sẽ dự định có những tác phẩm nào… Đặc biệt, có thể chỉ đọc thơ cho nhau nghe suốt cả buổi cũng không biết chán."
Bên cạnh đó, nhà thơ Bình Nguyên sẵn sàng bỏ sau lưng những những lo toan trong cuộc sống thường ngày để dốc tâm câu chuyện thơ với bạn. Thi sĩ tâm sự: "Tôi chỉ muốn được cùng họ nói chuyện về thơ, được cùng họ đọc, được chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ về một tác phẩm thơ nào đó.Khi hứng lên, chúng tôi cùng nhau nghêu ngao đọc một câu thơ hay rồi cười vang. Hoặc có thể là nói về một câu thơ nào đó còn chưa đạt, nên viết thế này hoặc sửa thành thế kia thì bài thơ sẽ hay hơn…"
Tất cả những điều đó như đưa các văn sĩ đến gần nhau hơn và đến gần với bạn đọc, mặc dù có thể họ chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời mà chỉ "gặp" nhau qua những vần thơ mà thôi./.
Là chốn để hẹn hò gặp gỡ
Cuộc sống tất bật khiến nhiều nhà thơ chỉ có điều kiện "gặp gỡ" nhau qua tác phẩm đăng tải trên báo, tạp chí, thân thiết hơn thì qua điện thoại, email. Đó là không nói đến cuộc giao lưu với độc giả, với bạn yêu thơ...Bởi vậy, ngày hội thơ chính là cuộc hội ngộ lớn đầy háo hức của cả giới văn sĩ lẫn độc giả.
Nữ thi sĩ Đặng Thị Thanh Hương tâm sự, đến một ngày hội thơ như thế này và được đọc thơ của mình cho những người khác nghe có lẽ là một niềm tự hào rất lớn của một nhà thơ. Chính vì thế, chị không khỏi cảm thấy xúc động và hồi hộp nên mặc dù đọc thơ của mình làm nhưng thỉnh thoảng vẫn phải nhìn giấy.
Tuy nhiên, điều mà chị mong đợi nhất trong là được gặp lại rất nhiều bạn thơ và cả những bạn yêu thơ, những người bạn cũ và quen được rất nhiều người bạn mới nữa. Nữ thi sĩ này quan niệm, mỗi người mà ta được gặp gỡ, được làm quen và chia sẻ cùng nhau là đều do duyên trời. Phải có duyên mới được gặp gỡ những người bạn có cùng sở thích, cùng yêu thơ, chính vì thế chưa một năm nào chị bỏ lỡ cơ hội tham dự ngày lễ của những nhà thơ và những người yêu thơ.
Chung nỗi niềm với chị Hương, nhà thơ Lê Huy Mậu đã tỏ ra vui sướng được trực tiếp trò chuyện với người bạn trước đây mới chỉ gặp qua thơ. Ông cho rằng, ngày thơ là một trong những ngày hội ngộ có ý nghĩa nhất của giới văn sĩ. Bạn thơ gặp nhau đôi khi chỉ là để được chụp cùng nhau một bức ảnh, để ký tặng nhau một vài tập hay cùng nhau ngâm một đoạn thơ tâm đắc…
Đặc biệt, đến đây, thi sĩ còn gặp được những người bạn mà mình đã nghe tên rất nhiều, cảm thấy rất tri âm khi đọc những vần thơ của họ rồi nhưng giờ mới được gặp. Lúc ấy quả là hạnh phúc, vui sướng lắm như là được gặp những người bạn mà mình đã quen từ lâu.
Có một ngày để mà... "khoe" thơ
Có lẽ chẳng điều gì quý giá được bằng khi gặp được một người bạn cũ để hàn huyên những chuyện xưa, chuyện về thời lính, chuyện sáng tác thơ văn. Nhưng đến ngày thơ còn có một niềm vui nữa đó là niềm vui của một người sáng tác khi được độc giả, người yêu thơ thể hiện tình cảm đối với tác phẩm của mình.
Nhà thơ Anh Ngọc xúc động tâm sự: "Khi tôi đọc xong bài thơ của mình và bước xuống sân khấu đã có rất nhiều người đến gần và nói: 'Ô, thế anh là nhà thơ Anh Ngọc ạ, em thích thơ của anh lắm'….Những lúc đó tôi lại được cùng họ chia sẻ cảm xúc khi sáng tác bài thơ của mình. Còn họ cũng cho tôi biết được họ thích bài thơ của tôi đến thế nào, họ đọc thuộc lòng cho tôi nghe cả bài thơ chỉ để muốn tôi cùng họ chụp cùng một bức ảnh kỷ niệm. Có nhà thơ nào là không mong thơ mình được độc giả đón nhận như thế."
Còn thi sĩ Bùi Kim Anh thì hồ hởi: "Ngày thơ Việt Nam không chỉ là nơi chúng tôi được 'khoe' thơ của mình với nhau mà còn là nơi chúng tôi được làm quen, gặp gỡ, được hội ngộ cùng nhau. Chúng tôi chia sẻ với nhau mọi chuyện về cuộc sống gia đình, tình yêu thơ của mỗi người, những tác phẩm hay trong thời gian qua và sắp tới sẽ dự định có những tác phẩm nào… Đặc biệt, có thể chỉ đọc thơ cho nhau nghe suốt cả buổi cũng không biết chán."
Bên cạnh đó, nhà thơ Bình Nguyên sẵn sàng bỏ sau lưng những những lo toan trong cuộc sống thường ngày để dốc tâm câu chuyện thơ với bạn. Thi sĩ tâm sự: "Tôi chỉ muốn được cùng họ nói chuyện về thơ, được cùng họ đọc, được chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ về một tác phẩm thơ nào đó.Khi hứng lên, chúng tôi cùng nhau nghêu ngao đọc một câu thơ hay rồi cười vang. Hoặc có thể là nói về một câu thơ nào đó còn chưa đạt, nên viết thế này hoặc sửa thành thế kia thì bài thơ sẽ hay hơn…"
Tất cả những điều đó như đưa các văn sĩ đến gần nhau hơn và đến gần với bạn đọc, mặc dù có thể họ chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời mà chỉ "gặp" nhau qua những vần thơ mà thôi./.
Thúy Mơ – Nguyễn Hà (Vietnam+)