Trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao lần thứ sáu tại thủ đô Brasilia, ngày 24/1, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã hối thúc các nước nhanh chóng kết thúc tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Rompuy khẳng định nguyện vọng chính trị của EU và MERCOSUR sớm đạt được thỏa thuận tự do thương mại chung. Tuy nhiên, hiện các cuộc đàm phán đang bế tắc do bất đồng về vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là chính sách trợ giá của EU.
MERCOSUR được thành lập năm 1991 gồm bốn thành viên Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Với sự tham gia của Venezuela hồi tháng Bảy năm ngoái, khối kinh tế này trở thành một "gã khổng lồ" về năng lượng và nông nghiệp, đại diện cho 70% người tiêu dùng của khu vực Nam Mỹ, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên đến 3.300 tỷ USD, chiếm 83,2% tổng GDP của Nam Mỹ. Trao đổi thương mại nội khối năm 2011 đạt 104,9 tỷ USD.
Trong buổi làm việc cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Tổng thống Rousseff và đã ký các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.
Theo thỏa thuận song phương, 100 nhà nghiên cứu của Brazil sẽ được gửi tới các viện nghiên cứu và trường đại học một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) như Đức, Bỉ, Hà Lan, ....trong khuôn khổ chương trình trao đổi chuyên môn "Khoa học không biên giới".
Nội dung các chương trình hợp tác nghiên cứu tập trung vào các vấn đề thời sự như ngăn chặn thiên tai, kiểm soát khủng hoảng, biến đổi khí hậu, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nghệ nano và năng lượng.
Đến nay đã có khoảng 18.000 sinh viên Brazil được tham gia chương trình "Khoa học không biên giới," theo học tại nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu Đại Dương. Brazil đặt mục tiêu tới năm 2014, con số này sẽ đạt 100.000 người./.
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Rompuy khẳng định nguyện vọng chính trị của EU và MERCOSUR sớm đạt được thỏa thuận tự do thương mại chung. Tuy nhiên, hiện các cuộc đàm phán đang bế tắc do bất đồng về vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là chính sách trợ giá của EU.
MERCOSUR được thành lập năm 1991 gồm bốn thành viên Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Với sự tham gia của Venezuela hồi tháng Bảy năm ngoái, khối kinh tế này trở thành một "gã khổng lồ" về năng lượng và nông nghiệp, đại diện cho 70% người tiêu dùng của khu vực Nam Mỹ, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên đến 3.300 tỷ USD, chiếm 83,2% tổng GDP của Nam Mỹ. Trao đổi thương mại nội khối năm 2011 đạt 104,9 tỷ USD.
Trong buổi làm việc cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Tổng thống Rousseff và đã ký các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.
Theo thỏa thuận song phương, 100 nhà nghiên cứu của Brazil sẽ được gửi tới các viện nghiên cứu và trường đại học một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) như Đức, Bỉ, Hà Lan, ....trong khuôn khổ chương trình trao đổi chuyên môn "Khoa học không biên giới".
Nội dung các chương trình hợp tác nghiên cứu tập trung vào các vấn đề thời sự như ngăn chặn thiên tai, kiểm soát khủng hoảng, biến đổi khí hậu, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nghệ nano và năng lượng.
Đến nay đã có khoảng 18.000 sinh viên Brazil được tham gia chương trình "Khoa học không biên giới," theo học tại nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu Đại Dương. Brazil đặt mục tiêu tới năm 2014, con số này sẽ đạt 100.000 người./.
(TTXVN)