Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sắp diễn ra tại nước này, ngày 4/10, tại Bali, Indonesia đã diễn ra Đối thoại Chính sách cấp cao APEC về du lịch theo sáng kiến phối hợp giữa nước chủ nhà Indonesia, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC).
Tại cuộc đối thoại, UNWTO và WTTC đã trình bày báo cáo “Tác động của tạo điều kiện thị thực thuận lợi trong các nền kinh tế APEC”, trong đó nhấn mạnh rằng việc tạo điều kiện thuận lợi về thị thực có thể tạo ra 2,6 triệu việc làm mới vào năm 2016.
Theo hai tổ chức trên, mặc dù giữa các thành viên APEC đã có sự hợp tác chặt chẽ, tiến bộ và thành công hơn trong việc tạo điều kiện thị thực thuận lợi, bao gồm cả những phương thức tiếp cận tiến bộ trong việc thực hiện các chính sách thị thực mới, song vẫn còn tới 21% lượng du khách quốc tế được yêu cầu phải có thị thực truyền thống khi tới thăm các nước khác trong khu vực.
Hai tổ chức du lịch nói trên khẳng định tạo điều kiện thị thực thuận lợi không chỉ tạo thêm 2,6 triệu việc làm mới vào năm 2016 mà còn đem lại doanh thu khổng lồ cho ngành du lịch quốc tế từ 57 triệu khách du lịch đến thăm các điểm đến trong APEC.
Chủ trì Đối thoại Chính sách cấp cao APEC về du lịch, Bộ trưởng Du lịch và kinh tế sáng tạo nước chủ nhà Indonesia, Mari Elka Pangestu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch như một nguồn tạo việc làm, động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã được các nhà lãnh đạo APEC nhất trí khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2011 thông qua Sáng kiến Tạo điều kiện du lịch thuận lợi APEC.
Bộ trưởng Marii Elka Pangestu nêu rõ thách thức chủ yếu hiện nay là thiết lập sự hợp tác giữa quan chức các cơ quan du lịch, tài chính, hải quan, nhập cư, an ninh, thuế quan, giao thông và sân bay, đang ở trong các Nhóm nghị sự khác nhau, đồng thời cho biết Đối thoại Chính sách cấp cao APEC về du lịch tại Bali là đối thoại lần đầu tiên trong lĩnh vực du lịch của APEC, nhằm tăng cường nhận thức và hợp tác trong khu vực tiến tới đưa ra và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể trong việc tạo điều kiện thị thực và du lịch thuận lợi.
Tham luận tại đối thoại, Phó Tổng Thư ký UNWTO Taleb Rifai đã kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC chú trọng đến những lợi ích của việc tạo điều kiện thị thực thuận lợi, trong đó có tác động góp phần cân bằng tăng trưởng giữa các nền kinh tế thành viên, nhất là khi APEC là tổ chức đang đi đầu về hội nhập khu vực.
Chia sẻ quan điểm trên, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành WTTC, David Scowsill bổ sung rằng còn có những lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội khác trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, như tối ưu hóa và tối đa hóa sử dụng công nghệ thông tin và liên lạc để cải thiện các thủ tục thị thực, chia sẻ thông tin,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin cấp thị thực tiến tới cấp thị thực điện tử (e-visa).
Ông David Scowsill cho biết hiện UNWTO và WTTC đang phối hợp chặt chẽ trong thúc đẩy tạo điều kiện thị thực thuận lợi thông qua các nghiên cứu chung với Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), APEC và Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)./.
Tại cuộc đối thoại, UNWTO và WTTC đã trình bày báo cáo “Tác động của tạo điều kiện thị thực thuận lợi trong các nền kinh tế APEC”, trong đó nhấn mạnh rằng việc tạo điều kiện thuận lợi về thị thực có thể tạo ra 2,6 triệu việc làm mới vào năm 2016.
Theo hai tổ chức trên, mặc dù giữa các thành viên APEC đã có sự hợp tác chặt chẽ, tiến bộ và thành công hơn trong việc tạo điều kiện thị thực thuận lợi, bao gồm cả những phương thức tiếp cận tiến bộ trong việc thực hiện các chính sách thị thực mới, song vẫn còn tới 21% lượng du khách quốc tế được yêu cầu phải có thị thực truyền thống khi tới thăm các nước khác trong khu vực.
Hai tổ chức du lịch nói trên khẳng định tạo điều kiện thị thực thuận lợi không chỉ tạo thêm 2,6 triệu việc làm mới vào năm 2016 mà còn đem lại doanh thu khổng lồ cho ngành du lịch quốc tế từ 57 triệu khách du lịch đến thăm các điểm đến trong APEC.
Chủ trì Đối thoại Chính sách cấp cao APEC về du lịch, Bộ trưởng Du lịch và kinh tế sáng tạo nước chủ nhà Indonesia, Mari Elka Pangestu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch như một nguồn tạo việc làm, động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã được các nhà lãnh đạo APEC nhất trí khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2011 thông qua Sáng kiến Tạo điều kiện du lịch thuận lợi APEC.
Bộ trưởng Marii Elka Pangestu nêu rõ thách thức chủ yếu hiện nay là thiết lập sự hợp tác giữa quan chức các cơ quan du lịch, tài chính, hải quan, nhập cư, an ninh, thuế quan, giao thông và sân bay, đang ở trong các Nhóm nghị sự khác nhau, đồng thời cho biết Đối thoại Chính sách cấp cao APEC về du lịch tại Bali là đối thoại lần đầu tiên trong lĩnh vực du lịch của APEC, nhằm tăng cường nhận thức và hợp tác trong khu vực tiến tới đưa ra và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể trong việc tạo điều kiện thị thực và du lịch thuận lợi.
Tham luận tại đối thoại, Phó Tổng Thư ký UNWTO Taleb Rifai đã kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC chú trọng đến những lợi ích của việc tạo điều kiện thị thực thuận lợi, trong đó có tác động góp phần cân bằng tăng trưởng giữa các nền kinh tế thành viên, nhất là khi APEC là tổ chức đang đi đầu về hội nhập khu vực.
Chia sẻ quan điểm trên, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành WTTC, David Scowsill bổ sung rằng còn có những lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội khác trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, như tối ưu hóa và tối đa hóa sử dụng công nghệ thông tin và liên lạc để cải thiện các thủ tục thị thực, chia sẻ thông tin,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin cấp thị thực tiến tới cấp thị thực điện tử (e-visa).
Ông David Scowsill cho biết hiện UNWTO và WTTC đang phối hợp chặt chẽ trong thúc đẩy tạo điều kiện thị thực thuận lợi thông qua các nghiên cứu chung với Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), APEC và Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)./.
(TTXVN)