Ngày 8/11, tại Hội nghị chuyên đề "Đảm bảo dịch vụ cho khu vực nông thôn và người nghèo" ở thủ đô Tirana của Anbani, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh với nhịp độ phát triển như hiện nay về các dịch vụ nước cho người nghèo và khu vực nông thôn, thế giới sẽ lỡ cơ hội đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế vào năm 2015.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hiện nay, số người không được tiếp cận nguồn nước an toàn là 800 triệu người.
Bà Kseniya Lvovsky, Giám đốc chương trình "Nước cho tất cả" của WB cho rằng vào năm 2015, hơn 1 tỷ người trên thế giới vẫn không được tiếp cận nước sạch nếu không có đột phá trong các dịch vụ cung cấp nước sạch trên toàn cầu.
Thực tế này cũng có nghĩa là 2,2 triệu trẻ em vẫn phải chết mỗi năm vì những bệnh có thể phòng ngừa được. Tác động của bệnh tiêu chảy đối với trẻ em dưới 15 tuổi còn lớn hơn tác động của các bệnh HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi cộng lại.
Theo số liệu của WB, thiệt hại do thiếu nước sạch và các điều kiện vệ sinh tối thiểu ở các nước đang phát triển có thể lên tới 7% tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong khi lợi ích kinh tế của việc đầu tư đáp ứng các nhu cầu này có thể vượt quá từ 3-30% tổng vốn đầu tư ban đầu.
Bà Kseniya Lvovsky cho rằng các nước vẫn chưa ưu tiên đầy đủ trong định hướng chính sách quốc gia đối với vấn đề nước sạch và điều kiện vệ sinh để thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt thiếu đầu tư nhằm vào các khu vực nông thôn và các hộ gia đình nghèo.
Việc thu thập dữ liệu và phân tích yếu nên không thể cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách.
WB kêu gọi các chính phủ đặt vấn đề nước như là vấn đề hàng đầu trong chiến lược đối tác mới với WB đồng thời WB sẵn sàng hỗ trợ các nước xây dựng chiến lược mới cho các lĩnh vực nước sạch và vệ sinh trong đó có trợ cấp cơ cấu để hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo và các khu vực nông thôn.
WB cam kết cùng với tất cả các đối tác tìm kiếm biện pháp quản lý hiệu quả các nguồn lực cũng như sử dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng nhằm đảm bảo bền vững dài hạn các dịch vụ cung cấp nước sạch và các điều kiện vệ sinh cho người nghèo và các vùng nông thôn./.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hiện nay, số người không được tiếp cận nguồn nước an toàn là 800 triệu người.
Bà Kseniya Lvovsky, Giám đốc chương trình "Nước cho tất cả" của WB cho rằng vào năm 2015, hơn 1 tỷ người trên thế giới vẫn không được tiếp cận nước sạch nếu không có đột phá trong các dịch vụ cung cấp nước sạch trên toàn cầu.
Thực tế này cũng có nghĩa là 2,2 triệu trẻ em vẫn phải chết mỗi năm vì những bệnh có thể phòng ngừa được. Tác động của bệnh tiêu chảy đối với trẻ em dưới 15 tuổi còn lớn hơn tác động của các bệnh HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi cộng lại.
Theo số liệu của WB, thiệt hại do thiếu nước sạch và các điều kiện vệ sinh tối thiểu ở các nước đang phát triển có thể lên tới 7% tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong khi lợi ích kinh tế của việc đầu tư đáp ứng các nhu cầu này có thể vượt quá từ 3-30% tổng vốn đầu tư ban đầu.
Bà Kseniya Lvovsky cho rằng các nước vẫn chưa ưu tiên đầy đủ trong định hướng chính sách quốc gia đối với vấn đề nước sạch và điều kiện vệ sinh để thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt thiếu đầu tư nhằm vào các khu vực nông thôn và các hộ gia đình nghèo.
Việc thu thập dữ liệu và phân tích yếu nên không thể cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách.
WB kêu gọi các chính phủ đặt vấn đề nước như là vấn đề hàng đầu trong chiến lược đối tác mới với WB đồng thời WB sẵn sàng hỗ trợ các nước xây dựng chiến lược mới cho các lĩnh vực nước sạch và vệ sinh trong đó có trợ cấp cơ cấu để hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo và các khu vực nông thôn.
WB cam kết cùng với tất cả các đối tác tìm kiếm biện pháp quản lý hiệu quả các nguồn lực cũng như sử dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng nhằm đảm bảo bền vững dài hạn các dịch vụ cung cấp nước sạch và các điều kiện vệ sinh cho người nghèo và các vùng nông thôn./.
(TTXVN/Vietnam+)