Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay dịch bệnh tay chân miệng vẫn đang duy trì ở mức cao với trên hai nghìn ca mắc mỗi tuần. Ở tuần thứ 34 (tuần cuối tháng 8 vừa qua) đã ghi nhận có 2.218 ca mắc mới trên toàn quốc.
Tính đến ngày 26/8 cả nước ghi nhận 38.681 trường hợp mắc tay chân miệng tại 59 địa phương, trong đó đã có 86 trường hợp tử vong tại 19 tỉnh, thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đứng đầu với 22 trường hợp tử vong, tiếp theo đó là Đồng Nai có 17 người tử vong, Bình Dương có 9 người tử vong, Long An có 6 trường hợp tử vong...
Từ đầu năm tới nay, dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng nhanh và mạnh từ tuần thứ 20 (đầu tháng Sáu) với 850 ca mắc mỗi tuần, cao nhất là tuần thứ 27 (ghi nhận 2.351 trường hợp mắc/tuần), hiện nay vẫn đang duy trì ở mức cao với trên hai nghìn ca mắc mỗi tuần.
Các trường hợp mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, chiếm 76% số mắc và 89% số tử vong của cả nước.
Các tỉnh, thành phố có số mắc tay chân miệng cao nhất tại khu vực phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và Vĩnh Long.
Quảng Ngãi và Đà Nẵng là tỉnh và thành phố có số trường hợp mắc chân miệng cao nhất tại khu vực miền Trung.
Hiện nay, cả 4 tỉnh tại khu vực Tây Nguyên đều ghi nhận có bệnh nhân mắc tay chân miệng, trong đó tập trung chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk với 559 trường hợp mắc, 1 tử vong.
Tại 24/28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã ghi nhận có bệnh nhân mắc tay chân miệng, tập trung chủ yếu tại tỉnh Thanh Hóa với 896 trường hợp mắc.
Theo thông tin từ khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay khoa đã tiếp nhận và điều trị khoảng 190 trường hợp được chẩn đoán bệnh tay chân miệng. Trong hai tháng 7-8, có khoảng 60 bệnh nhi nhập viện.
Hầu hết bệnh nhi nhập viện khi được chẩn đoán là bệnh ở độ 2 trở lên. Sau thời gian chăm sóc và điều trị, các bệnh nhân đều đã hồi phục tốt, một số bệnh nhi có biến chứng viêm não-màng não, viêm phổi nhưng cũng đã ổn định và xuất viện, không có trường hợp tử vong.
Năm học mới đã bắt đầu, cùng với niềm hân hoan của nhiều em nhỏ được cắp sách tới trường, có không ít bậc cha mẹ vẫn canh cánh nỗi lo lây nhiễm dịch bệnh. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình, hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin để phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh rất quan trọng. Vì vậy, người dân cần nâng cao nhận thức và thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho trẻ qua các cách rửa tay sạch thường xuyên, không cho trẻ ăn chung thìa, bát.
Đối với trẻ em bị ốm, cần được cách ly tại nhà, không cho trẻ đến lớp và tiếp xúc với nhiều trẻ khác. Tất cả phân, tã lót của trẻ phải được xử lý theo yêu cầu của Bộ Y tế. Đối với các cơ sở chăm sóc trẻ nhỏ phải thường xuyên lau chùi nền nhà./.
Tính đến ngày 26/8 cả nước ghi nhận 38.681 trường hợp mắc tay chân miệng tại 59 địa phương, trong đó đã có 86 trường hợp tử vong tại 19 tỉnh, thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đứng đầu với 22 trường hợp tử vong, tiếp theo đó là Đồng Nai có 17 người tử vong, Bình Dương có 9 người tử vong, Long An có 6 trường hợp tử vong...
Từ đầu năm tới nay, dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng nhanh và mạnh từ tuần thứ 20 (đầu tháng Sáu) với 850 ca mắc mỗi tuần, cao nhất là tuần thứ 27 (ghi nhận 2.351 trường hợp mắc/tuần), hiện nay vẫn đang duy trì ở mức cao với trên hai nghìn ca mắc mỗi tuần.
Các trường hợp mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, chiếm 76% số mắc và 89% số tử vong của cả nước.
Các tỉnh, thành phố có số mắc tay chân miệng cao nhất tại khu vực phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và Vĩnh Long.
Quảng Ngãi và Đà Nẵng là tỉnh và thành phố có số trường hợp mắc chân miệng cao nhất tại khu vực miền Trung.
Hiện nay, cả 4 tỉnh tại khu vực Tây Nguyên đều ghi nhận có bệnh nhân mắc tay chân miệng, trong đó tập trung chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk với 559 trường hợp mắc, 1 tử vong.
Tại 24/28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã ghi nhận có bệnh nhân mắc tay chân miệng, tập trung chủ yếu tại tỉnh Thanh Hóa với 896 trường hợp mắc.
Theo thông tin từ khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay khoa đã tiếp nhận và điều trị khoảng 190 trường hợp được chẩn đoán bệnh tay chân miệng. Trong hai tháng 7-8, có khoảng 60 bệnh nhi nhập viện.
Hầu hết bệnh nhi nhập viện khi được chẩn đoán là bệnh ở độ 2 trở lên. Sau thời gian chăm sóc và điều trị, các bệnh nhân đều đã hồi phục tốt, một số bệnh nhi có biến chứng viêm não-màng não, viêm phổi nhưng cũng đã ổn định và xuất viện, không có trường hợp tử vong.
Năm học mới đã bắt đầu, cùng với niềm hân hoan của nhiều em nhỏ được cắp sách tới trường, có không ít bậc cha mẹ vẫn canh cánh nỗi lo lây nhiễm dịch bệnh. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình, hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin để phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh rất quan trọng. Vì vậy, người dân cần nâng cao nhận thức và thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho trẻ qua các cách rửa tay sạch thường xuyên, không cho trẻ ăn chung thìa, bát.
Đối với trẻ em bị ốm, cần được cách ly tại nhà, không cho trẻ đến lớp và tiếp xúc với nhiều trẻ khác. Tất cả phân, tã lót của trẻ phải được xử lý theo yêu cầu của Bộ Y tế. Đối với các cơ sở chăm sóc trẻ nhỏ phải thường xuyên lau chùi nền nhà./.
Ông Nguyễn Văn Bình cho hay, dịch tay chân miệng thuộc bệnh nhóm B theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm đã được quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Theo quy định của luật, các bệnh dịch nhóm B do Ủy ban Nhân dân các tỉnh công bố theo đề nghị của giám đốc sở y tế. Bộ Y tế theo quy định của luật chỉ công bố các bệnh thuộc nhóm A. Trong trường hợp có nhiều tỉnh công bố ở nhóm B thì tùy theo tính chất quy mô Bộ Y tế có thể công bố các bệnh nhóm B, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế của các tỉnh đã công bố. |
Thùy Giang (Vietnam+)