Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt Quy hoạch Phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020.
Theo Quy hoạch, đến năm 2020 sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt khoảng 2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm; giá trị xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đạt 950.000 tấn, với tốc độ tăng trưởng 3,3%/năm. Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đạt hơn 2,1 triệu tấn sản phẩm/năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, để đạt được các mục tiêu của quy hoạch này, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển chế biến thủy sản toàn giai đoạn 2011-2020 gần 24.550 tỷ đồng; trong đó, từ năm 2011-2015 hơn 13.380 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư trên sẽ được huy động từ mọi thành phần kinh tế, vốn vay của ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và vốn vay ưu đãi của Nhà nước.
Trong quy hoạch cần ưu tiên xây dựng và thực hiện các dự án và chương trình, đề án như đầu tư nâng cấp và xây mới nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp; đầu tư thiết bị và dụng cụ bảo quản trên tàu cá, tàu thu mua; cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản; cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa; đầu tư mới kho lạnh thủy sản và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chế biến bảo quản thủy sản.
Cùng với đó, còn đầu tư vào các chương trình đào tạo lao động chế biến thủy sản, xúc tiến thương mại; đề án phát triển thị trường thủy sản nội địa; nghiên cứu phát triển công nghệ, thiết bị và sản phẩm tiêu thụ nội địa; đề án nghiên cứu đánh giá rủi ro các sản phẩm thủy sản.
Một số giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu như ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thị trường trọng điểm, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt gồm tôm sú, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm chế biến sâu...
Đối với thị trường nội địa, tổ chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại; phát triển và giới thiệu các món ăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loại thủy sản bản địa. Điều quan trọng là các đơn vị tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.../.
Theo Quy hoạch, đến năm 2020 sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt khoảng 2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm; giá trị xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đạt 950.000 tấn, với tốc độ tăng trưởng 3,3%/năm. Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đạt hơn 2,1 triệu tấn sản phẩm/năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, để đạt được các mục tiêu của quy hoạch này, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển chế biến thủy sản toàn giai đoạn 2011-2020 gần 24.550 tỷ đồng; trong đó, từ năm 2011-2015 hơn 13.380 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư trên sẽ được huy động từ mọi thành phần kinh tế, vốn vay của ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và vốn vay ưu đãi của Nhà nước.
Trong quy hoạch cần ưu tiên xây dựng và thực hiện các dự án và chương trình, đề án như đầu tư nâng cấp và xây mới nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp; đầu tư thiết bị và dụng cụ bảo quản trên tàu cá, tàu thu mua; cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản; cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa; đầu tư mới kho lạnh thủy sản và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chế biến bảo quản thủy sản.
Cùng với đó, còn đầu tư vào các chương trình đào tạo lao động chế biến thủy sản, xúc tiến thương mại; đề án phát triển thị trường thủy sản nội địa; nghiên cứu phát triển công nghệ, thiết bị và sản phẩm tiêu thụ nội địa; đề án nghiên cứu đánh giá rủi ro các sản phẩm thủy sản.
Một số giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu như ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thị trường trọng điểm, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt gồm tôm sú, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm chế biến sâu...
Đối với thị trường nội địa, tổ chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại; phát triển và giới thiệu các món ăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loại thủy sản bản địa. Điều quan trọng là các đơn vị tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.../.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)