Từ đầu năm 2011 đến nay, đã có 33 trường đại học, cao đẳng gửi 54 hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin mở ngành. Trong số này, có 8 hồ sơ đề nghị mở chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, 25 hồ sơ mở trình độ thạc sĩ, 17 hồ sơ xin mở ngành trình độ đại học và 4 hồ sơ mở ngành bậc cao đẳng.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Ngô Kim Khôi, trong số 54 hồ sơ này, có 5 hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định và đã được trả lại cho trường để bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.
Cũng theo ông Khôi, mặc dù các trường đã có sự chuẩn bị khá đầy đủ nhưng vẫn có một số cơ sở đào tạo có số giảng viên cơ hữu không đảm bảo, đăng ký ngành đào tạo chưa có trong danh mục ngành và không trình bày được lý do đăng ký mở ngành.
Tuy hàng chục ngành mới của các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định là đủ điều kiện để mở nhưng trong các trường đại học hiện nay cũng tồn tại nghịch lý là hàng loạt trường phải đóng cửa ngành vì không có sinh viên theo học, nhất là các trường ngoài công lập.
Trước đó, năm 2010, sau khi Đoàn Giám sát của Quốc hội kết luận quy trình mở ngành ở bậc đại học, cao đẳng có nhiều bất cập, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dừng mở ngành một thời gian để kiện toàn lại quy trình này. Bắt đầu từ năm 2011, Bộ ban hành quy trình mở ngành mới với các điều kiện được đánh giá là thắt chặt hơn.
Theo ông Ngô Kim Khôi, quy định mở ngành mới đã tạo bước đột phá trong đổi mới quản lý, đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời khắc phục được những hạn chế, sự quản lý lỏng lẻo, bất cập trong quy trình mở ngành đào tạo tình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thời gian qua.
Cũng theo ông Khôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy định mới này để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Ngô Kim Khôi, trong số 54 hồ sơ này, có 5 hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định và đã được trả lại cho trường để bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.
Cũng theo ông Khôi, mặc dù các trường đã có sự chuẩn bị khá đầy đủ nhưng vẫn có một số cơ sở đào tạo có số giảng viên cơ hữu không đảm bảo, đăng ký ngành đào tạo chưa có trong danh mục ngành và không trình bày được lý do đăng ký mở ngành.
Tuy hàng chục ngành mới của các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định là đủ điều kiện để mở nhưng trong các trường đại học hiện nay cũng tồn tại nghịch lý là hàng loạt trường phải đóng cửa ngành vì không có sinh viên theo học, nhất là các trường ngoài công lập.
Trước đó, năm 2010, sau khi Đoàn Giám sát của Quốc hội kết luận quy trình mở ngành ở bậc đại học, cao đẳng có nhiều bất cập, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dừng mở ngành một thời gian để kiện toàn lại quy trình này. Bắt đầu từ năm 2011, Bộ ban hành quy trình mở ngành mới với các điều kiện được đánh giá là thắt chặt hơn.
Theo ông Ngô Kim Khôi, quy định mở ngành mới đã tạo bước đột phá trong đổi mới quản lý, đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời khắc phục được những hạn chế, sự quản lý lỏng lẻo, bất cập trong quy trình mở ngành đào tạo tình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thời gian qua.
Cũng theo ông Khôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy định mới này để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Phạm Mai (Vietnam+)