Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều năm nay, tình trạng sạt lở nghiệm trọng chiều dài bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau luôn xảy ra, uy hiếp đời sống và sản xuất của người dân.
[Tỉnh Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới]
Kể từ năm 2000 về trước, vùng biển phía Tây luôn được phù sa bồi lắng lấn biển, nhưng hiện nay vùng biển này không còn được bồi lắng như trước và thường xuyên xảy ra nhiều vụ rạn nứt, lún đất, xói lở bờ biển ngày càng lấn sâu vào đất liền. Hiện tại, hơn 40km bờ biển của tỉnh đang bị sạt lở nghiêm trọng; trong đó 4 khu vực bờ biển với chiều dài 17.360 m được các ngành chức năng cảnh báo cấp độ nguy hiểm cao nhất. Đó là tuyến đê biển Tây, khu vực cửa biển Gành Hào, khu vực Mũi Cà Mau và khu vực Khai Long.
Riêng từ đầu năm đến nay, ở ba huyện vùng biển Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển đã xảy ra 12 vụ sạt lở nghiêm trọng làm hỏng 30 căn, trại tôm giống xây cất ven sông và hàng trăm mét bờ bao nuôi thủy sản của nhân dân, gây thiệt hại ước tính ban đầu gần 3 tỷ đồng. Điều này cho thấy tính chất nghiêm trọng và phức tạp của tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ở tỉnh Cà Mau.
Hàng năm, tỉnh Cà Mau đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình kè tạm, nạo vét kết hợp bồi trúc gia cố bảo vệ đê biển.
Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở bờ biển rất nhỏ giọt, thiếu đồng bộ mang tính chắp vá, gây nên sự tốn kém và lãng phí rất lớn.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết để khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển, tỉnh Cà Mau đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học và tổ chức phi chính phủ quan tâm, hỗ trợ tỉnh nghiên cứu đề ra các giải pháp khoa học phù hợp nhằm ứng phó có hiệu quả, giảm nhẹ thiên thai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biến dâng cao như hiện nay.
Cà Mau là tỉnh có đặc thù địa hình ba mặt giáp biển với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trông giống như bàn cờ nên khi xây dựng hệ thống công trình khắc phục sạt lở bờ biển cần nguồn vốn đầu tư rất lớn từ hàng trăm đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Do vậy, ngoài việc cố gắng huy động nguồn vốn đối ứng của địa phương, tỉnh Cà Mau sẽ tranh thủ nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (theo Quyết định 667, ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời nâng cấp hệ thống đê sông đồng bộ để khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của người dân và gần 90.000ha đất sản xuất nông nghiệp trước nguy bị ngập do mực nước biển ngày càng dâng cao.
Bên cạnh đó, tỉnh tập trung xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn theo chiến lược và chương trình hành động của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của Quốc gia./.
[Tỉnh Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới]
Kể từ năm 2000 về trước, vùng biển phía Tây luôn được phù sa bồi lắng lấn biển, nhưng hiện nay vùng biển này không còn được bồi lắng như trước và thường xuyên xảy ra nhiều vụ rạn nứt, lún đất, xói lở bờ biển ngày càng lấn sâu vào đất liền. Hiện tại, hơn 40km bờ biển của tỉnh đang bị sạt lở nghiêm trọng; trong đó 4 khu vực bờ biển với chiều dài 17.360 m được các ngành chức năng cảnh báo cấp độ nguy hiểm cao nhất. Đó là tuyến đê biển Tây, khu vực cửa biển Gành Hào, khu vực Mũi Cà Mau và khu vực Khai Long.
Riêng từ đầu năm đến nay, ở ba huyện vùng biển Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển đã xảy ra 12 vụ sạt lở nghiêm trọng làm hỏng 30 căn, trại tôm giống xây cất ven sông và hàng trăm mét bờ bao nuôi thủy sản của nhân dân, gây thiệt hại ước tính ban đầu gần 3 tỷ đồng. Điều này cho thấy tính chất nghiêm trọng và phức tạp của tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ở tỉnh Cà Mau.
Hàng năm, tỉnh Cà Mau đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình kè tạm, nạo vét kết hợp bồi trúc gia cố bảo vệ đê biển.
Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở bờ biển rất nhỏ giọt, thiếu đồng bộ mang tính chắp vá, gây nên sự tốn kém và lãng phí rất lớn.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết để khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển, tỉnh Cà Mau đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học và tổ chức phi chính phủ quan tâm, hỗ trợ tỉnh nghiên cứu đề ra các giải pháp khoa học phù hợp nhằm ứng phó có hiệu quả, giảm nhẹ thiên thai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biến dâng cao như hiện nay.
Cà Mau là tỉnh có đặc thù địa hình ba mặt giáp biển với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trông giống như bàn cờ nên khi xây dựng hệ thống công trình khắc phục sạt lở bờ biển cần nguồn vốn đầu tư rất lớn từ hàng trăm đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Do vậy, ngoài việc cố gắng huy động nguồn vốn đối ứng của địa phương, tỉnh Cà Mau sẽ tranh thủ nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (theo Quyết định 667, ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời nâng cấp hệ thống đê sông đồng bộ để khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của người dân và gần 90.000ha đất sản xuất nông nghiệp trước nguy bị ngập do mực nước biển ngày càng dâng cao.
Bên cạnh đó, tỉnh tập trung xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn theo chiến lược và chương trình hành động của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của Quốc gia./.
Kim Há (TTXVN)