Hội thảo "Tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam," do Ủy ban Nhân dân tỉnh phối hợp với Chương trình phòng chống AIDS của Liên hợp quốc và Viện Pasteur Nha Trang tổ chức ngày 10/4, tại thành phố Tam Kỳ.
Phát biểu tại hội thảo, thạc sỹ Đỗ Thái Hùng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho biết theo số liệu điều tra, Quảng Nam cùng một số tỉnh ở khu vực miền Trung trong những năm gần đây có các trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS mới được phát hiện ngày càng giảm. Tuy nhiên, hơn 80% số người nhiễm mới HIV/AIDS trong độ tuổi 20-39; đa số các trường hợp bị lây nhiễm qua đường máu (chiếm 58%) và đường tình dục (chiếm 37,7%).
Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, một trong những nguyên nhân làm cho khó kiểm soát HIV/AIDS hiện nay là sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Vì vậy, cần phải tăng cường các biện pháp giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ở trong các dịch vụ y tế và cộng đồng. Sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng là sức mạnh lớn lao giúp người có "H" vượt qua rào cản, góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Đi đôi với việc phòng chống HIV/AIDS, địa phương cần triệt để phòng, chống ma túy, mại dâm; thực hiện tốt các hoạt động truyền thông cung cấp kiến thức cho nhân dân…
Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết tính đến ngày 31/12/2011, đã có hơn 700 trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện trong trên địa bàn; trong đó, có hơn 350 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 280 trường hợp tử vong do AIDS.
Trong giai đoạn 2012-2016, tỉnh Quảng Nam tiếp tục khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn tỉnh dưới 0,15% dân số vào năm 2016 và giảm tác hại của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của quốc gia.
Trong đó, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở các tiểu dự án như thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS; can thiệp giảm tác hại; giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi đánh giá; hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế./.
Phát biểu tại hội thảo, thạc sỹ Đỗ Thái Hùng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho biết theo số liệu điều tra, Quảng Nam cùng một số tỉnh ở khu vực miền Trung trong những năm gần đây có các trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS mới được phát hiện ngày càng giảm. Tuy nhiên, hơn 80% số người nhiễm mới HIV/AIDS trong độ tuổi 20-39; đa số các trường hợp bị lây nhiễm qua đường máu (chiếm 58%) và đường tình dục (chiếm 37,7%).
Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, một trong những nguyên nhân làm cho khó kiểm soát HIV/AIDS hiện nay là sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Vì vậy, cần phải tăng cường các biện pháp giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ở trong các dịch vụ y tế và cộng đồng. Sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng là sức mạnh lớn lao giúp người có "H" vượt qua rào cản, góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Đi đôi với việc phòng chống HIV/AIDS, địa phương cần triệt để phòng, chống ma túy, mại dâm; thực hiện tốt các hoạt động truyền thông cung cấp kiến thức cho nhân dân…
Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết tính đến ngày 31/12/2011, đã có hơn 700 trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện trong trên địa bàn; trong đó, có hơn 350 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 280 trường hợp tử vong do AIDS.
Trong giai đoạn 2012-2016, tỉnh Quảng Nam tiếp tục khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn tỉnh dưới 0,15% dân số vào năm 2016 và giảm tác hại của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của quốc gia.
Trong đó, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở các tiểu dự án như thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS; can thiệp giảm tác hại; giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi đánh giá; hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế./.
H.Chung (TTXVN)