Theo Công ty Duo Security chuyên về mảng bảo mật cho thiết bị di động, hơn một nửa số thiết bị chạy hệ điều hành Android mắc lỗ về bảo mật.
Những lỗi này có thể sẽ bị các ứng dụng "ma" lợi dụng để chiếm quyền kiểm soát hệ điều hành và đánh cắp dữ liệu trên thiết bị.
Kết luận của Duo Security dựa trên quá trình thử nghiệm kéo dài trong hai tháng qua bằng việc sử dụng phần mềm X-Ray miễn phí, có chức năng đánh giá bảo mật trên thiết bị Adroid. X-Ray là phần mềm do chính Duo Security phát triển.
Jon Oberheide, nhà đồng sáng lập của Duo Security cho biết: "Với phần mềm X-Ray, chúng tôi đã thu thập được dữ liệu từ hơn 20.000 thiết bị Android trên toàn cầu."
Jon Oberheide nhận định hơn 50% thiết bị Android có lỗ hổng bảo mật là một con số rất đáng kinh ngạc, là minh chứng cho việc các nhà sản xuất đã xem thường vấn đề này. Các nhà sản xuất và phát triển phần mềm đã quá chậm trễ trong việc tung ra các bản vá bảo mật cho hệ điều hành Android.
Đôi khi các nhà sản xuất đã ngừng quá sớm việc hỗ trợ cập nhật bảo mật cho các thiết bị mình sản xuất ra, thậm chí khi họ có làm điều này, thì các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chịu trách nhiệm phân phối lại không kịp thời chuyển đến tay người dùng.
Jon Oberheide khẳng định vấn đề này cho thấy sự cần thiết phải có chiến lược phát triển về bảo mật thiết bị di động./.
Những lỗi này có thể sẽ bị các ứng dụng "ma" lợi dụng để chiếm quyền kiểm soát hệ điều hành và đánh cắp dữ liệu trên thiết bị.
Kết luận của Duo Security dựa trên quá trình thử nghiệm kéo dài trong hai tháng qua bằng việc sử dụng phần mềm X-Ray miễn phí, có chức năng đánh giá bảo mật trên thiết bị Adroid. X-Ray là phần mềm do chính Duo Security phát triển.
Jon Oberheide, nhà đồng sáng lập của Duo Security cho biết: "Với phần mềm X-Ray, chúng tôi đã thu thập được dữ liệu từ hơn 20.000 thiết bị Android trên toàn cầu."
Jon Oberheide nhận định hơn 50% thiết bị Android có lỗ hổng bảo mật là một con số rất đáng kinh ngạc, là minh chứng cho việc các nhà sản xuất đã xem thường vấn đề này. Các nhà sản xuất và phát triển phần mềm đã quá chậm trễ trong việc tung ra các bản vá bảo mật cho hệ điều hành Android.
Đôi khi các nhà sản xuất đã ngừng quá sớm việc hỗ trợ cập nhật bảo mật cho các thiết bị mình sản xuất ra, thậm chí khi họ có làm điều này, thì các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chịu trách nhiệm phân phối lại không kịp thời chuyển đến tay người dùng.
Jon Oberheide khẳng định vấn đề này cho thấy sự cần thiết phải có chiến lược phát triển về bảo mật thiết bị di động./.
Đại Hải (Vietnam+)