Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester ở Mỹ đăng trên tạp chí Sức khỏe Tâm lý học, những người có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc ít phải trải qua đại phẫu thuật tim có khả năng sống sót cao hơn 3 lần so với những người không kết hôn.
Tuy nhiên, nhóm tác giả trên cũng cho rằng các đối tượng đã phẫu thuật tim là nam giới thì có nhiều khả năng sống sót hơn bất kể tình trạng hôn nhân của họ thế nào, trong khi đó nữ giới chỉ có thể tận hưởng cảm giác hồi sinh sau phẫu thuật nếu họ và chồng sống hạnh phúc bên nhau.
Nhóm nghiên cứu trên thấy răng 83% những phụ nữ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà phải trải qua cuộc phẫu thuật thay tim sống thêm 15 năm nữa, trong khi tỷ lệ này giảm xuống 28% ở nhóm phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc và 27% ở những phụ nữ không kết hôn.
Đối với các ông chồng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì tỷ lệ sống sót cũng là 83%, tuy nhiên ở nam giới không bằng lòng với cuộc hôn nhân của họ, thì tỷ lệ này vẫn cao ở mức 60% và 36% đối với nam giới không kết hôn.
Trưởng nhóm nghiên cứu trên, Giáo sư Kathleen King cho hay sự hỗ trợ của người vợ và người chồng đã khuyến khích mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn, chẳng hạn như tham gia tập luyện thể thao hay từ bỏ hút thuốc.
Bà cho biết cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cũng là động lực khiến các bệnh nhân tự chăm sóc bản thân sau cuộc phẫu thuật bởi vì họ có lý do để “vực dậy”.
Nhóm tác giả trên cũng khẳng định cuộc sống hôn nhân hạnh phúc là yếu tố tích cực quan trọng đối với sự sống sót sau phẫu thuật. Yếu tố này cũng giúp con người tránh được các nguy cơ khác như hút thuốc lá, béo phì hay cao huyết áp./.
Tuy nhiên, nhóm tác giả trên cũng cho rằng các đối tượng đã phẫu thuật tim là nam giới thì có nhiều khả năng sống sót hơn bất kể tình trạng hôn nhân của họ thế nào, trong khi đó nữ giới chỉ có thể tận hưởng cảm giác hồi sinh sau phẫu thuật nếu họ và chồng sống hạnh phúc bên nhau.
Nhóm nghiên cứu trên thấy răng 83% những phụ nữ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà phải trải qua cuộc phẫu thuật thay tim sống thêm 15 năm nữa, trong khi tỷ lệ này giảm xuống 28% ở nhóm phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc và 27% ở những phụ nữ không kết hôn.
Đối với các ông chồng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì tỷ lệ sống sót cũng là 83%, tuy nhiên ở nam giới không bằng lòng với cuộc hôn nhân của họ, thì tỷ lệ này vẫn cao ở mức 60% và 36% đối với nam giới không kết hôn.
Trưởng nhóm nghiên cứu trên, Giáo sư Kathleen King cho hay sự hỗ trợ của người vợ và người chồng đã khuyến khích mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn, chẳng hạn như tham gia tập luyện thể thao hay từ bỏ hút thuốc.
Bà cho biết cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cũng là động lực khiến các bệnh nhân tự chăm sóc bản thân sau cuộc phẫu thuật bởi vì họ có lý do để “vực dậy”.
Nhóm tác giả trên cũng khẳng định cuộc sống hôn nhân hạnh phúc là yếu tố tích cực quan trọng đối với sự sống sót sau phẫu thuật. Yếu tố này cũng giúp con người tránh được các nguy cơ khác như hút thuốc lá, béo phì hay cao huyết áp./.
Anh Minh (Vietnam+)