Dự án Nhà máy xử lý nước thải tập trung Yên Xá, huyện Thanh Trì, Hà Nội, chuẩn bị được xây dựng theo hình thức hợp tác công-tư, huy động nguồn vốn tư nhân cùng với Nhà nước quản lý chất thải.
Ngày 2/3, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản làm việc giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chuẩn bị cho Dự án Nhà máy xử lý nước thải tập trung Yên Xá (huyện Thanh Trì-Hà Nội) theo hình thức hợp tác công-tư (PPP).
Văn phòng trụ sở chính của JICA đã cử một đoàn khảo sát sơ bộ cho dự án để nghiên cứu về phạm vi và các công tác chuẩn bị phục vụ cho một đoàn công tác khác sẽ tiến hành khảo sát tính khả thi của dự án.
Cụ thể, đoàn khảo sát sơ bộ đưa ra các thông tin chính của dự án gồm các thiết bị xử lý nước thải, bùn thải, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống tích hợp điểu khiển và giám sát cho toàn bộ nhà máy xử lý nước thải tập trung Yên Xá.
Ngoài ra, đoàn khảo sát sẽ nghiên cứu việc triển khai dự án mà theo đó phần hệ thống thu gom nước thải và các thiết bị xử lý nước thải sẽ sử dụng nguồn vốn Nhà nước, còn việc xây dựng các thiết bị xử lý bùn cùng hệ thống tích hợp điều khiển và giám sát sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ góp phần đáng kể cho công tác xử lý bùn thải và quản lý dự án xử lý nước thải tại Việt Nam, mở ra hướng quản lý bền vững cho thoát nước Hà Nội. Nếu được Chính phủ đồng ý, đây là một dự án theo hình thức PPP đầu tiên ở Hà Nội.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội đã ở mức độ rất trầm trọng do sự phát triển công nghiệp và dân cư tập trung tại các khu đô thị làm tăng lượng nước thải, trong khi hệ thống thoát nước thiếu và quá tải.
Trước thực trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp khoản vay cho "Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội” để phát triển hệ thống thoát nước.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội đang vận hành nhà máy này.
Trong thời gian tới sẽ có thêm bốn trạm xử lý nước thải nữa đi vào hoạt động gồm các trạm xử lý nước thải Bảy Mẫu, Yên Xá, Phú Đô và Yên Sở; do đó chi phí vận hành và bảo dưỡng sẽ tăng lên khoảng 1,4 đến 2 lần dự toán ngân sách. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn tư nhân thông qua các dự án PPP về hạ tầng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng mới và bảo dưỡng các trạm xử lý nước thải./.
Ngày 2/3, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản làm việc giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chuẩn bị cho Dự án Nhà máy xử lý nước thải tập trung Yên Xá (huyện Thanh Trì-Hà Nội) theo hình thức hợp tác công-tư (PPP).
Văn phòng trụ sở chính của JICA đã cử một đoàn khảo sát sơ bộ cho dự án để nghiên cứu về phạm vi và các công tác chuẩn bị phục vụ cho một đoàn công tác khác sẽ tiến hành khảo sát tính khả thi của dự án.
Cụ thể, đoàn khảo sát sơ bộ đưa ra các thông tin chính của dự án gồm các thiết bị xử lý nước thải, bùn thải, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống tích hợp điểu khiển và giám sát cho toàn bộ nhà máy xử lý nước thải tập trung Yên Xá.
Ngoài ra, đoàn khảo sát sẽ nghiên cứu việc triển khai dự án mà theo đó phần hệ thống thu gom nước thải và các thiết bị xử lý nước thải sẽ sử dụng nguồn vốn Nhà nước, còn việc xây dựng các thiết bị xử lý bùn cùng hệ thống tích hợp điều khiển và giám sát sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ góp phần đáng kể cho công tác xử lý bùn thải và quản lý dự án xử lý nước thải tại Việt Nam, mở ra hướng quản lý bền vững cho thoát nước Hà Nội. Nếu được Chính phủ đồng ý, đây là một dự án theo hình thức PPP đầu tiên ở Hà Nội.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội đã ở mức độ rất trầm trọng do sự phát triển công nghiệp và dân cư tập trung tại các khu đô thị làm tăng lượng nước thải, trong khi hệ thống thoát nước thiếu và quá tải.
Trước thực trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp khoản vay cho "Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội” để phát triển hệ thống thoát nước.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội đang vận hành nhà máy này.
Trong thời gian tới sẽ có thêm bốn trạm xử lý nước thải nữa đi vào hoạt động gồm các trạm xử lý nước thải Bảy Mẫu, Yên Xá, Phú Đô và Yên Sở; do đó chi phí vận hành và bảo dưỡng sẽ tăng lên khoảng 1,4 đến 2 lần dự toán ngân sách. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn tư nhân thông qua các dự án PPP về hạ tầng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng mới và bảo dưỡng các trạm xử lý nước thải./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)