Hội thảo quốc tế “Hợp tác Thương mại điện tử Việt Nam-Nhật Bản,” tổ chức ngày 25/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương về thương mại điện tử giữa hai nước và tạo cơ hội học hỏi, ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tại hội thảo, ông Toshihiro Eto, đại diện Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhận định bên cạnh việc tăng cường phổ biến, ứng dụng thương mại điện tử, Việt Nam cần xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ với những hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng.
Trong đó, nên chú trọng các quy định bảo vệ người tiêu dùng khỏi các quảng cáo, tin nhắn rác và xâm hại thông tin cá nhân; ngăn chặn giới trẻ tiếp cận những thông tin tiêu cực; đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và có những ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới triển khai các ứng dụng thương mại điện tử ở mức cơ bản như trao đổi thư điện tử, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm qua Website, tìm kiếm thông tin trên mạng… nên tỷ lệ ứng dụng sâu thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn ở mức khiêm tốn.
Để thương mại điện tử thực sự trở thành công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần tăng cường khai thác những tiện ích chuyên biệt của thương mại điện tử phù hợp với tiềm lực công ty. Riêng với hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp có thể áp dụng các kênh thương mại điện tử khác nhau, như quảng cáo trực tuyến, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, tối ưu hóa sự hiện diện trên các Website tìm kiếm nổi tiếng…
Theo mục tiêu đến năm 2015, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam sẽ có các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được các tổ chức nước ngoài thừa nhận; đẩy mạnh hoạt động cấp giấy chứng nhận Website thương mại điện tử uy tín; phổ biến lợi ích của ứng dụng thương mại điện tử sâu rộng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng…/.
Tại hội thảo, ông Toshihiro Eto, đại diện Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhận định bên cạnh việc tăng cường phổ biến, ứng dụng thương mại điện tử, Việt Nam cần xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ với những hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng.
Trong đó, nên chú trọng các quy định bảo vệ người tiêu dùng khỏi các quảng cáo, tin nhắn rác và xâm hại thông tin cá nhân; ngăn chặn giới trẻ tiếp cận những thông tin tiêu cực; đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và có những ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới triển khai các ứng dụng thương mại điện tử ở mức cơ bản như trao đổi thư điện tử, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm qua Website, tìm kiếm thông tin trên mạng… nên tỷ lệ ứng dụng sâu thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn ở mức khiêm tốn.
Để thương mại điện tử thực sự trở thành công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần tăng cường khai thác những tiện ích chuyên biệt của thương mại điện tử phù hợp với tiềm lực công ty. Riêng với hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp có thể áp dụng các kênh thương mại điện tử khác nhau, như quảng cáo trực tuyến, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, tối ưu hóa sự hiện diện trên các Website tìm kiếm nổi tiếng…
Theo mục tiêu đến năm 2015, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam sẽ có các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được các tổ chức nước ngoài thừa nhận; đẩy mạnh hoạt động cấp giấy chứng nhận Website thương mại điện tử uy tín; phổ biến lợi ích của ứng dụng thương mại điện tử sâu rộng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng…/.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)