Công ty Hawlett-Parkard (HP) ngày 15/5 đã công bố Mạng ứng dụng ảo (Virtual Application Networks) nhằm phục vụ cho điện toán đám mây giúp tăng tốc trong việc triển khai ứng dụng, đơn giản hóa quản trị và đảm bảo các mức chất lượng dịch vụ mạng thỏa thuận trong đám mây và các mô hình tính toán động khác xuyên suốt toàn bộ kiến trúc mạng HP.
Theo HP, Mạng ứng dụng ảo được coi là hệ thống hoàn chỉnh từ trung tâm dữ liệu đến người dung cuối, hệ thống đựơc quản trị bởi nền tảng đồng nhất có khả năng cung cấp triển khai những ứng dụng mới nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Ông Justin Chiah, Giám đốc nhóm hệ thống mạng HP Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản cho biết: “Mạng ứng dụng ảo cung cấp một góc nhìn theo hướng ảo hóa hệ thống mạng (lấy thông tin từ các thiết bị vật lý) giúp chuyển đổi một hệ thống mạng vật lý của doanh nghiệp vốn cứng nhắc thành hệ thống mạng ảo mềm dẻo hơn có thể lập trình được, đa chức năng và có thể nhận biết ứng dụng.
Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các ứng dụng trên nền điện toán đám mây đến người dung chỉ mất vài phút thay vì vài tuần và đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng dịch vụ cung cấp bằng cách dung các mẫu để tự động hóa việc vận hành của hệ thống mạng.”
Ngoài ra, với kiến trúc này, HP cũng giúp các doanh nghiệp giảm bớt các mối nguy cơ tiềm tàng phổ biến khi xây dựng một hạ tầng mạng ảo hóa; cung cấp dịch vụ tối ưu hóa hạ tầng mạng cho điện toán đám mây để giúp khách hàng cải thiện thời gian triển khai các dịch vụ nhanh hơn đến 93% so với các công nghệ truyền thống.
Mạng ứng dụng ảo còn có thể tương tác với các công nghệ thông minh được hỗ trợ trên phần cứng máy chủ, các thiết bị lưu trữ và thiết bị mạng tự động hóa các tác vụ triển khai và tinh chỉnh để thực hiện việc tối ưu hóa về mặt hiệu năng./.
Theo HP, Mạng ứng dụng ảo được coi là hệ thống hoàn chỉnh từ trung tâm dữ liệu đến người dung cuối, hệ thống đựơc quản trị bởi nền tảng đồng nhất có khả năng cung cấp triển khai những ứng dụng mới nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Ông Justin Chiah, Giám đốc nhóm hệ thống mạng HP Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản cho biết: “Mạng ứng dụng ảo cung cấp một góc nhìn theo hướng ảo hóa hệ thống mạng (lấy thông tin từ các thiết bị vật lý) giúp chuyển đổi một hệ thống mạng vật lý của doanh nghiệp vốn cứng nhắc thành hệ thống mạng ảo mềm dẻo hơn có thể lập trình được, đa chức năng và có thể nhận biết ứng dụng.
Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các ứng dụng trên nền điện toán đám mây đến người dung chỉ mất vài phút thay vì vài tuần và đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng dịch vụ cung cấp bằng cách dung các mẫu để tự động hóa việc vận hành của hệ thống mạng.”
Ngoài ra, với kiến trúc này, HP cũng giúp các doanh nghiệp giảm bớt các mối nguy cơ tiềm tàng phổ biến khi xây dựng một hạ tầng mạng ảo hóa; cung cấp dịch vụ tối ưu hóa hạ tầng mạng cho điện toán đám mây để giúp khách hàng cải thiện thời gian triển khai các dịch vụ nhanh hơn đến 93% so với các công nghệ truyền thống.
Mạng ứng dụng ảo còn có thể tương tác với các công nghệ thông minh được hỗ trợ trên phần cứng máy chủ, các thiết bị lưu trữ và thiết bị mạng tự động hóa các tác vụ triển khai và tinh chỉnh để thực hiện việc tối ưu hóa về mặt hiệu năng./.
Mạng ứng dụng ảo tốt hơn các phương thức sử dụng mạng xếp chồng (Overlay Network), các giao diện dòng lệnh mạng (CLI) và lập trình theo kịch bản. Mạng ứng dụng ảo khai thác công nghệ thông minh được hỗ trợ bên trong hệ thống phần cứng máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết mạng để ảo hóa và tự động hóa các kết nối thông tin mạng thông qua các hạ tầng ảo và vật lý với hệ thống phần mềm quản trị HP IMC. |
Việt Hùng (Vietnam+)