Ngày 2/2, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết năm nay, việc miễn vé cho nhân dân và các đối tượng học sinh vào tham quan các địa điểm di tích trong 3 ngày Tết, bắt đầu từ Mồng một đến Mồng ba Tết Âm lịch.
Dịp này, Trung tâm còn phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư Thương mại Hoàng Thành đưa dịch vụ bao gồm 14 chiếc xe điện, với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng vào vận chuyển hành khách trong khu vực Đại Nội-Huế và từ Đại Nội đến bến xe Nguyễn Hoàng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách, nhất là người già, trẻ em và người tàn tật khi đến thăm hệ thống di tích Cố đô Huế.
Ngoài bán vé tham quan, các dịch vụ có thu khác tại các địa điểm di tích Huế phấn đấu theo hướng tăng dần, đạt khoảng từ 20%-30% trong tổng nguồn thu của đơn vị trong năm nay. Năm 2012, lần đầu tiên các hoạt động dịch vụ trong di tích Huế đã đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng/104,5 tỷ đồng tổng doanh thu của Trung tâm.
Từ năm 2003, sau khi có cơ chế tài chính đặc thù dành cho di tích, theo Quyết định số 1880 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, với mức hỗ trợ 800 tỷ cho 8 năm tới (2013-2020) và nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cho khu di sản Huế, dự tính mức trùng tu cho di tích ở giai đoạn này tăng từ 60 tỷ lên hơn 100 tỷ/năm.
Trong giai đoạn mới này, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế triển khai nhiều dự án, bao gồm dự án tái thiết điện Cần Chánh- điện Kiến Trung, vườn Thiệu Phương, vườn Cơ Hạ, cụm di tích Thái Miếu-Triệu Miếu, Tả Tùng Tự (Thế Miếu), Phủ Nội Vụ, Hổ Quyền-Voi Ré, lầu Tàng thơ, Văn Thánh-Võ Thánh, hệ thống chống sét ở các điểm di tích, xây dựng vườn ươm, tiếp tục xây dựng chỉnh trang nhà vệ sinh tại các điểm di tích (giai đoạn 3)…
Trong đó, đặc biệt là chuẩn bị tốt mọi điều kiện, nhất là lực lượng giám sát, hội đồng tư vấn, đơn vị thi công để triển khai tu bổ công trình Ngọ Môn, một công trình có ý nghĩa bậc nhất trong quần thể di tích cố đô Huế./.
Dịp này, Trung tâm còn phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư Thương mại Hoàng Thành đưa dịch vụ bao gồm 14 chiếc xe điện, với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng vào vận chuyển hành khách trong khu vực Đại Nội-Huế và từ Đại Nội đến bến xe Nguyễn Hoàng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách, nhất là người già, trẻ em và người tàn tật khi đến thăm hệ thống di tích Cố đô Huế.
Ngoài bán vé tham quan, các dịch vụ có thu khác tại các địa điểm di tích Huế phấn đấu theo hướng tăng dần, đạt khoảng từ 20%-30% trong tổng nguồn thu của đơn vị trong năm nay. Năm 2012, lần đầu tiên các hoạt động dịch vụ trong di tích Huế đã đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng/104,5 tỷ đồng tổng doanh thu của Trung tâm.
Từ năm 2003, sau khi có cơ chế tài chính đặc thù dành cho di tích, theo Quyết định số 1880 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, với mức hỗ trợ 800 tỷ cho 8 năm tới (2013-2020) và nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cho khu di sản Huế, dự tính mức trùng tu cho di tích ở giai đoạn này tăng từ 60 tỷ lên hơn 100 tỷ/năm.
Trong giai đoạn mới này, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế triển khai nhiều dự án, bao gồm dự án tái thiết điện Cần Chánh- điện Kiến Trung, vườn Thiệu Phương, vườn Cơ Hạ, cụm di tích Thái Miếu-Triệu Miếu, Tả Tùng Tự (Thế Miếu), Phủ Nội Vụ, Hổ Quyền-Voi Ré, lầu Tàng thơ, Văn Thánh-Võ Thánh, hệ thống chống sét ở các điểm di tích, xây dựng vườn ươm, tiếp tục xây dựng chỉnh trang nhà vệ sinh tại các điểm di tích (giai đoạn 3)…
Trong đó, đặc biệt là chuẩn bị tốt mọi điều kiện, nhất là lực lượng giám sát, hội đồng tư vấn, đơn vị thi công để triển khai tu bổ công trình Ngọ Môn, một công trình có ý nghĩa bậc nhất trong quần thể di tích cố đô Huế./.
Quốc Việt (TTXVN)