Sau rất nhiều chờ đợi, cuối cùng đêm “Thăng Long-Hà Nội-Thành phố Rồng bay” cũng đã chính thức diễn ra, với sự tham gia của hàng nghìn diễn viên, học sinh, sinh viên.
Không phụ lòng chờ đợi của công chúng, những màn hiệu ứng ánh sáng, hình ảnh và trình diễn nghệ thuật đã đưa khán giả ngược dòng thời gian để trở lại với những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khẳng định những giá trị trường tồn của văn hiến Thăng Long-Hà Nội.
Vẽ lịch sử bằng ánh sáng và những điệu múa
20 giờ 20 phút, chương trình được bắt đầu khá bất ngờ với người xem khi không hề có lời dẫn chương trình mở màn. Thay vào đó, người xem được dẫn từ bất ngờ này tới bất ngờ khác bởi những hiệu ứng kỹ xảo trên sâu khấu. Ở đó, mỗi con người Việt Nam đều nhận thấy những nét thân quen với những dãy Trường Sơn trải dài vô tận hay những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Hà Nội.
Phần mở đầu đã khiến người xem trầm trồ với màn tái hiện cả một đoạn trường lịch sử dân tộc Việt Nam từ thuở trời đất chưa phân sáng tối tới khi hình thành đất và nước. Người xem cũng nhận ra hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, “cha rồng mẹ tiên” sinh ra bọc trăm trứng, tượng trưng cho sự hình thành của dân tộc Việt Nam.
Tiếng trống đống rền vang khiến bầu không gian rộng lớn của sân vận động Mỹ Đình trở nên im lặng. Phía trên sân khấu chính, các diễn viên đã tái hiện quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước của cha ông từ thuở Lạc Hồng cho đến quá trình hình thành thành Đại La.
Trong tiếng nhạc lúc chậm rãi trầm bổng, khi vút cao dồn dập, người xem cũng nhận ra hình ảnh những cánh buồm đạp sóng ra khơi. Cả bầu trời phía Tây thành phố rực sáng bởi những hiệu ứng ánh sáng. Tiếng trống vẫn dồn vang. Hàng ngàn người dõi mắt nhìn theo những điệu múa xòe, tượng hình lịch sử dân tộc.
Không chỉ tái hiện đất nước trong thời bình, đêm hội còn dẫn người xem đến với những hoàn cảnh đặc biệt khác của đất nước. Đó là khi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” bên bờ sông Như Nguyệt làm kinh động giặc thù. Đó cũng là lúc triều đại nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên Mông. Một khoảnh khắc, sân khấu đã biến thành những thước phim lịch sử hào hùng.
Điều đặc biệt nhất, đêm hội đã kết hợp được giữa âm thanh trầm hùng của hệ thống nhạc cụ dân tộc, ánh sáng laser hiện đại và một sân khấu nước hoành tráng. Vì thế, người xem vừa được ôn lại lịch sử của dân tộc vừa được thưởng thức một bữa tiệc thực sự.
Ấn tượng nhất trong phần một phải kể tới hoạt cảnh tái hiện không khí thanh bình, yên vui của Thăng Long. Khán giả một lần nữa được gặp lại những khoảnh khắc rất thân quen như múa rồng, hình ảnh những chú Tễu đang đùa vui, đám trẻ vui đùa dưới nền bài hát ca ngợi mùa xuân trên thành Thăng Long. Cùng lúc này, sân khấu chính ngập trong sắc hồng của hoa đào.
Người xem cũng nhận ra hình ảnh một Hà Nội nên thơ cùng hương hoa sữa thơm nồng nàn, tiếng leng keng tàu điện... Một Hà Nội của thời hiện đại với nhịp sống công nghiệp, với những tòa nhà chọc trời nhưng vẫn mang đậm bản sắc Việt Nam.
20 giờ 50 phút, cả sân khấu bất ngờ chìm trong bóng tối, chỉ còn ánh sáng xanh mờ ảo. Phần tiếp theo của chương trình được bắt đầu một cách trang nghiêm với lời tuyên ngôn độc lập hào hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng nghìn người nín thở lắng nghe giọng nói dõng dạc, trầm ấm của người Cha già kính yêu.
Chỉ một lát sau, không gian trang nghiêm đã được thay thế bằng những nét thanh bình với hàng nghìn đóa sen khổng lồ được các diễn viên thêu lên sân khấu. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của người Việt Nam - một vẻ đẹp mềm mại, thanh cao.
Một trang mới của lịch sử lại được tái hiện. Đó là những năm dài kháng chiến, với hình ảnh cờ đỏ sao vàng bay cao, cùng những chiến sỹ giải phóng quân...
Niềm vui chiến thắng bất chợt vỡ òa khi đoàn quân qua 5 cửa ô tiến về Thủ đô. Cả sân khấu tràn ngập trong niềm hân hoan của những điệu múa sạp, múa xòe của người Thái, những điệu mùa Tây Nguyên.
Một Hà Nội gan dạ, kiên cường cũng được tái hiện lại trong phần kết của chương trình trong 12 ngày đêm làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không.” Sân khấu lúc này ngập trong sắc đỏ và khói lửa. Những con phố nhỏ Hà Nội ngày nào được tái hiện lại một cách sinh động với lửa, ánh sáng chớp lòa của họng súng, tiếng gầm rú của máy bay B52.
Thế nhưng, nổi bật trên tất cả là tư thế hiên ngang của những người con thủ đô và điệu múa hòa bình. Chính những điều này đã tạo nên một Hà Nội khải hoàn chiến thắng. Đến đây, những người con Việt Nam lại chìm lắng trong âm điệu da diết của ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng.”
Một Hà Nội với những nét đặc trưng nhất, thân quen nhất cũng được những người làm chương trình khắc họa lại trong bài hát “Hà Nội đêm trở gió.”
Kết thúc chương trình, một hình ảnh Hà Nội hòa bình, một Hà Nội hiếu khách và những sắc màu đặc trưng nhất của Hà Nội 1.000 năm Thăng Long đã được tái hiệu lại trên sân khấu lớn.
Lung linh đêm pháo hoa
21 giờ 25 phút, những chùm pháo hoa đầu tiên bất ngờ nổ rực rỡ trên bầu trời phía Tây Hà Nội. Lúc này, toàn bộ khán giả có mặt trên sận vận động Mỹ Đình vỡ òa trong niềm chờ đợi. Tất cả đều ngước nhìn lên bầu trời đêm đã được nhuộm kín bởi những sắc màu rực rỡ nhất.
Trên nền nhạc trầm hùng, những loạt pháo hoa dài nhất, lớn nhất tiếp tục được bắn lên. Quảng trường Mỹ Đình chìm trong bóng tối. Nhìn lên bầu trời, người ta thấy ánh sáng pháo hoa đang vẽ nên những chùm sao lấp lánh, những bông hoa tuyết tung bay trong gió, những quả cầu ánh sáng hồng rực trong đêm.
Pháo hoa nổ như lời chào đón Hà Nội chính thức bước vào 1.000 năm tuổi. Pháo vẽ lên nền trời những hình thù kỳ diệu. Những bông hoa ánh sáng nở rộ trên bầu trời Mỹ Đình trong niềm hân hoan vô hạn của hàng vạn người chứng kiến.
Nền trời cũng được tô điểm thêm bởi ánh laze xanh cùng tiếng nhạc trầm bổng vang lên từ sân khấu chính. Có cảm tưởng, ánh sáng của pháo hoa, âm thanh và lửa đang cùng nhau hòa nhịp tạo thành một bản nhạc không lời độc đáo nhất, ý nghĩa nhất trong ngày trọng đại này.
Những người trực tiếp có mặt trên sân vận động cũng như hàng triệu khán giả trên khắp các nẻo đường của Hà Nội chợt lắng lại trong những cảm thức thiêng liêng về Thủ đô.
21 giờ 45 phút, cả bầu trời Mỹ Đình rực sáng bởi loạt pháo hoa rực rỡ cuối cùng. Kết hợp với màn trình diễn pháo hoa là sân khấu nhạc nước và âm thanh giao hưởng dẫn nhịp cho ánh sáng.
Pháo hoa dứt, bầu trời chỉ còn loang loáng ánh đèn nhưng những người có mặt vẫn cứ ngước nhìn lên bầu trời mãi không thôi. Hà Nội bước vào tuổi thứ 1.000 trong cả niềm hân hoan và nỗi tiếc nuối nho nhỏ ấy./.
Không phụ lòng chờ đợi của công chúng, những màn hiệu ứng ánh sáng, hình ảnh và trình diễn nghệ thuật đã đưa khán giả ngược dòng thời gian để trở lại với những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khẳng định những giá trị trường tồn của văn hiến Thăng Long-Hà Nội.
Vẽ lịch sử bằng ánh sáng và những điệu múa
20 giờ 20 phút, chương trình được bắt đầu khá bất ngờ với người xem khi không hề có lời dẫn chương trình mở màn. Thay vào đó, người xem được dẫn từ bất ngờ này tới bất ngờ khác bởi những hiệu ứng kỹ xảo trên sâu khấu. Ở đó, mỗi con người Việt Nam đều nhận thấy những nét thân quen với những dãy Trường Sơn trải dài vô tận hay những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Hà Nội.
Phần mở đầu đã khiến người xem trầm trồ với màn tái hiện cả một đoạn trường lịch sử dân tộc Việt Nam từ thuở trời đất chưa phân sáng tối tới khi hình thành đất và nước. Người xem cũng nhận ra hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, “cha rồng mẹ tiên” sinh ra bọc trăm trứng, tượng trưng cho sự hình thành của dân tộc Việt Nam.
Tiếng trống đống rền vang khiến bầu không gian rộng lớn của sân vận động Mỹ Đình trở nên im lặng. Phía trên sân khấu chính, các diễn viên đã tái hiện quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước của cha ông từ thuở Lạc Hồng cho đến quá trình hình thành thành Đại La.
Trong tiếng nhạc lúc chậm rãi trầm bổng, khi vút cao dồn dập, người xem cũng nhận ra hình ảnh những cánh buồm đạp sóng ra khơi. Cả bầu trời phía Tây thành phố rực sáng bởi những hiệu ứng ánh sáng. Tiếng trống vẫn dồn vang. Hàng ngàn người dõi mắt nhìn theo những điệu múa xòe, tượng hình lịch sử dân tộc.
Không chỉ tái hiện đất nước trong thời bình, đêm hội còn dẫn người xem đến với những hoàn cảnh đặc biệt khác của đất nước. Đó là khi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” bên bờ sông Như Nguyệt làm kinh động giặc thù. Đó cũng là lúc triều đại nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên Mông. Một khoảnh khắc, sân khấu đã biến thành những thước phim lịch sử hào hùng.
Điều đặc biệt nhất, đêm hội đã kết hợp được giữa âm thanh trầm hùng của hệ thống nhạc cụ dân tộc, ánh sáng laser hiện đại và một sân khấu nước hoành tráng. Vì thế, người xem vừa được ôn lại lịch sử của dân tộc vừa được thưởng thức một bữa tiệc thực sự.
Ấn tượng nhất trong phần một phải kể tới hoạt cảnh tái hiện không khí thanh bình, yên vui của Thăng Long. Khán giả một lần nữa được gặp lại những khoảnh khắc rất thân quen như múa rồng, hình ảnh những chú Tễu đang đùa vui, đám trẻ vui đùa dưới nền bài hát ca ngợi mùa xuân trên thành Thăng Long. Cùng lúc này, sân khấu chính ngập trong sắc hồng của hoa đào.
Người xem cũng nhận ra hình ảnh một Hà Nội nên thơ cùng hương hoa sữa thơm nồng nàn, tiếng leng keng tàu điện... Một Hà Nội của thời hiện đại với nhịp sống công nghiệp, với những tòa nhà chọc trời nhưng vẫn mang đậm bản sắc Việt Nam.
20 giờ 50 phút, cả sân khấu bất ngờ chìm trong bóng tối, chỉ còn ánh sáng xanh mờ ảo. Phần tiếp theo của chương trình được bắt đầu một cách trang nghiêm với lời tuyên ngôn độc lập hào hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng nghìn người nín thở lắng nghe giọng nói dõng dạc, trầm ấm của người Cha già kính yêu.
Chỉ một lát sau, không gian trang nghiêm đã được thay thế bằng những nét thanh bình với hàng nghìn đóa sen khổng lồ được các diễn viên thêu lên sân khấu. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của người Việt Nam - một vẻ đẹp mềm mại, thanh cao.
Một trang mới của lịch sử lại được tái hiện. Đó là những năm dài kháng chiến, với hình ảnh cờ đỏ sao vàng bay cao, cùng những chiến sỹ giải phóng quân...
Niềm vui chiến thắng bất chợt vỡ òa khi đoàn quân qua 5 cửa ô tiến về Thủ đô. Cả sân khấu tràn ngập trong niềm hân hoan của những điệu múa sạp, múa xòe của người Thái, những điệu mùa Tây Nguyên.
Một Hà Nội gan dạ, kiên cường cũng được tái hiện lại trong phần kết của chương trình trong 12 ngày đêm làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không.” Sân khấu lúc này ngập trong sắc đỏ và khói lửa. Những con phố nhỏ Hà Nội ngày nào được tái hiện lại một cách sinh động với lửa, ánh sáng chớp lòa của họng súng, tiếng gầm rú của máy bay B52.
Thế nhưng, nổi bật trên tất cả là tư thế hiên ngang của những người con thủ đô và điệu múa hòa bình. Chính những điều này đã tạo nên một Hà Nội khải hoàn chiến thắng. Đến đây, những người con Việt Nam lại chìm lắng trong âm điệu da diết của ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng.”
Một Hà Nội với những nét đặc trưng nhất, thân quen nhất cũng được những người làm chương trình khắc họa lại trong bài hát “Hà Nội đêm trở gió.”
Kết thúc chương trình, một hình ảnh Hà Nội hòa bình, một Hà Nội hiếu khách và những sắc màu đặc trưng nhất của Hà Nội 1.000 năm Thăng Long đã được tái hiệu lại trên sân khấu lớn.
Lung linh đêm pháo hoa
21 giờ 25 phút, những chùm pháo hoa đầu tiên bất ngờ nổ rực rỡ trên bầu trời phía Tây Hà Nội. Lúc này, toàn bộ khán giả có mặt trên sận vận động Mỹ Đình vỡ òa trong niềm chờ đợi. Tất cả đều ngước nhìn lên bầu trời đêm đã được nhuộm kín bởi những sắc màu rực rỡ nhất.
Trên nền nhạc trầm hùng, những loạt pháo hoa dài nhất, lớn nhất tiếp tục được bắn lên. Quảng trường Mỹ Đình chìm trong bóng tối. Nhìn lên bầu trời, người ta thấy ánh sáng pháo hoa đang vẽ nên những chùm sao lấp lánh, những bông hoa tuyết tung bay trong gió, những quả cầu ánh sáng hồng rực trong đêm.
Pháo hoa nổ như lời chào đón Hà Nội chính thức bước vào 1.000 năm tuổi. Pháo vẽ lên nền trời những hình thù kỳ diệu. Những bông hoa ánh sáng nở rộ trên bầu trời Mỹ Đình trong niềm hân hoan vô hạn của hàng vạn người chứng kiến.
Nền trời cũng được tô điểm thêm bởi ánh laze xanh cùng tiếng nhạc trầm bổng vang lên từ sân khấu chính. Có cảm tưởng, ánh sáng của pháo hoa, âm thanh và lửa đang cùng nhau hòa nhịp tạo thành một bản nhạc không lời độc đáo nhất, ý nghĩa nhất trong ngày trọng đại này.
Những người trực tiếp có mặt trên sân vận động cũng như hàng triệu khán giả trên khắp các nẻo đường của Hà Nội chợt lắng lại trong những cảm thức thiêng liêng về Thủ đô.
21 giờ 45 phút, cả bầu trời Mỹ Đình rực sáng bởi loạt pháo hoa rực rỡ cuối cùng. Kết hợp với màn trình diễn pháo hoa là sân khấu nhạc nước và âm thanh giao hưởng dẫn nhịp cho ánh sáng.
Pháo hoa dứt, bầu trời chỉ còn loang loáng ánh đèn nhưng những người có mặt vẫn cứ ngước nhìn lên bầu trời mãi không thôi. Hà Nội bước vào tuổi thứ 1.000 trong cả niềm hân hoan và nỗi tiếc nuối nho nhỏ ấy./.
Nhóm Phóng viên (Vietnam+)