"Thách thức trong năm 2013 - Hướng tới Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam" là nội dung chính cuộc hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam tổ chức sáng 29/11, tại Hà Nội.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu nói chung được cập nhật thông tin về cuộc đàm phán đầu tiên và khung thời gian kế hoạch của Chính phủ Việt Nam cho Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và châu Âu, cũng như cập nhật thông tin về triển vọng kinh tế Việt Nam 2013 - Các thách thức trong tương lai.
Tại hội thảo, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Việt Nam và EU có mối quan hệ truyền thống, đặc biệt trong năm 2013 nhiều nước trong khối EU kỷ niệm 40 quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Về quan hệ thương mại, EU luôn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ với Việt Nam chiếm trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, khủng hoảng nợ công bùng nổ tại một số nước Châu Âu nhưng quan hệ thương mại 2 chiều vẫn tăng 36% so với năm 2010 đạt trên 24 tỷ USD.
Ông Đoàn Duy Khương cho biết: Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và đang là cửa ngõ khu vực phát triển năng động với cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam-EU đã ký Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại song phương (FTA) vào tháng 6/2012. Hiệp định này sẽ đem lại lợi ích kinh tế, loại bỏ dần rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế, quốc tế.
Cũng tại hội thảo, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương chia sẻ: Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam được thiết lập sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt Nam, các loại thuế sẽ bằng không cho hầu hết các hàng hóa: nông sản, thực phẩm, giày dép, may mặc… Điều này kỳ vọng hoạt động thương mại sẽ được đẩy mạnh hơn, cũng như mang lại sự an toàn hơn trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp.
Ông Lương Hoàng Thái nhấn mạnh, trong cuộc chơi mới thì doanh nghiệp hy vọng thị trường phát triển, hàng hóa Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu EU, triển vọng Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường lâu dài cũng như thu hút đầu tư từ EU. Đồng thời, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam cũng là kỳ vọng để doanh nghiệp Châu Âu đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng bộ phận thương mại và Kinh tế, Phái đoàn Liên minh Châu Âu cho biết: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-EU có tiềm năng rất lớn vì thị trường EU với 500 triệu người tiêu dùng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm, hàng hóa từ Việt Nam.
Hiện EU là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đứng thứ 4 trong số các đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam năm 2011 với vốn đầu tư cam kết 1,77 tỷ USD. EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua.
Ông Jean Jacques Bouflet tin rằng, thỏa thuận FTA giữa Việt Nam-EU sẽ mở ra lối vào bền vững cho các sản phẩm và dịch vụ cả hai bên. FTA sẽ mang đến cho Việt Nam không chỉ lợi ích hữu hình mà mang đến cả lợi ích vô hình tác động tích cực rộng lớn hơn giúp cải thiện nền kinh tế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu./.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu nói chung được cập nhật thông tin về cuộc đàm phán đầu tiên và khung thời gian kế hoạch của Chính phủ Việt Nam cho Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và châu Âu, cũng như cập nhật thông tin về triển vọng kinh tế Việt Nam 2013 - Các thách thức trong tương lai.
Tại hội thảo, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Việt Nam và EU có mối quan hệ truyền thống, đặc biệt trong năm 2013 nhiều nước trong khối EU kỷ niệm 40 quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Về quan hệ thương mại, EU luôn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ với Việt Nam chiếm trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, khủng hoảng nợ công bùng nổ tại một số nước Châu Âu nhưng quan hệ thương mại 2 chiều vẫn tăng 36% so với năm 2010 đạt trên 24 tỷ USD.
Ông Đoàn Duy Khương cho biết: Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và đang là cửa ngõ khu vực phát triển năng động với cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam-EU đã ký Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại song phương (FTA) vào tháng 6/2012. Hiệp định này sẽ đem lại lợi ích kinh tế, loại bỏ dần rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế, quốc tế.
Cũng tại hội thảo, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương chia sẻ: Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam được thiết lập sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt Nam, các loại thuế sẽ bằng không cho hầu hết các hàng hóa: nông sản, thực phẩm, giày dép, may mặc… Điều này kỳ vọng hoạt động thương mại sẽ được đẩy mạnh hơn, cũng như mang lại sự an toàn hơn trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp.
Ông Lương Hoàng Thái nhấn mạnh, trong cuộc chơi mới thì doanh nghiệp hy vọng thị trường phát triển, hàng hóa Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu EU, triển vọng Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường lâu dài cũng như thu hút đầu tư từ EU. Đồng thời, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam cũng là kỳ vọng để doanh nghiệp Châu Âu đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng bộ phận thương mại và Kinh tế, Phái đoàn Liên minh Châu Âu cho biết: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-EU có tiềm năng rất lớn vì thị trường EU với 500 triệu người tiêu dùng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm, hàng hóa từ Việt Nam.
Hiện EU là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đứng thứ 4 trong số các đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam năm 2011 với vốn đầu tư cam kết 1,77 tỷ USD. EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua.
Ông Jean Jacques Bouflet tin rằng, thỏa thuận FTA giữa Việt Nam-EU sẽ mở ra lối vào bền vững cho các sản phẩm và dịch vụ cả hai bên. FTA sẽ mang đến cho Việt Nam không chỉ lợi ích hữu hình mà mang đến cả lợi ích vô hình tác động tích cực rộng lớn hơn giúp cải thiện nền kinh tế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu./.
Thu Hà (TTXVN)