Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: các sở, ngành, chính quyền địa phương xây dựng chương trình hành động quy định rõ trách nhiệm của địa phương, huy động sự tham gia của người dân vào việc cải thiện môi trường du lịch.
Kết luận Hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, tổ chức ngày 6/6, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch cũng nêu rõ các sở, ngành, chính quyền địa phương nghiên cứu cơ chế phối hợp về bảo đảm môi trường, an ninh, an toàn, chống chèo kéo, ép giá khách du lịch; tập trung xây dựng, hoàn thành hệ thống nhà vệ sinh công cộng bảo đảm môi trường phục vụ khách du lịch; triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành tại các thời điểm lễ hội, ngày lễ, tháng cao điểm khách du lịch...
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, du lịch luôn được Nhà nước coi là nền kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tốc độ tăng trưởng giảm dần. Vấn đề đặt ra là cần rà soát các giải pháp giữ được quy mô mức tăng hợp lý.
Khẳng định Chương trình hành động cải thiện môi trường Việt Nam cần chuyển tải được thông điệp "Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, văn minh," Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương thành lập các Trung tâm hỗ trợ du khách, chợ du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng; nghiên cứu, xây dựng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát du lịch (đề xuất Chính phủ thành lập hoặc phân công lực lượng chuyên trách về an ninh trật tự du lịch) đến hết quý 4 năm nay báo cáo Chính phủ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý các bộ, ngành, địa phương tập trung đào tạo nhân lực cho ngành du lịch; tăng cường tập huấn người dân nâng cao ý thức về cải thiện môi trường du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, công nhận những đơn vị đạt chuẩn về kinh doanh du lịch, nêu những vấn đề tồn tại để khắc phục, hướng đến nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, Việt Nam có trên 3.260km đường biển với hàng trăm bãi tắm; trong đó, nhiều bãi tắm có chiều dài từ 15-18km, đủ điều kiện để phát triển du lịch. Nhiều bãi biển nổi tiếng như Trà Cổ, Đồ Sơn, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né... Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi biển này còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm.
Việt Nam có tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú, đặc sắc nhưng những tài nguyên này nằm rải rác, chưa có quy hoạch, đầu tư mang tính chuyên nghiệp để phục vụ nên ở các điểm tham quan du lịch môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn nhiều bất cập. Đặc biệt, nổi lên trong môi trường du lịch những vấn nạn đã, đang tác động xấu đến hình ảnh, điểm đến du lịch, là thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam như nạn cướp giật, chèo kéo, đeo bám, chèn ép khách du lịch; tình trạng bán hàng rong, ăn xin tại các điểm du lịch vẫn tiếp diễn ở các khu vực trung tâm thành phố, điểm du lịch...
Thời gian qua, chính quyền một số đô thị và các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp nhưng kết quả đạt được vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực...
Hội nghị đã chỉ ra nguyên nhân của những bức xúc, vấn nạn là do chính quyền một số địa phương còn buông lỏng quản lý; nhiều cơ quan quản lý chồng chéo nhưng thiếu đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm; thiếu thông tin cảnh báo đến du khách. Mức sống trong dân cư phần đông còn thấp, nếp sống văn minh, ý thức trách nhiệm chưa nghiêm. Nhiều địa phương chưa chú trọng đến chất lượng, chiều sâu của hoạt động du lịch. Nhiều điểm du lịch mang tính mùa vụ nên các cơ sở dịch vụ đa phần là nhỏ lẻ; thiếu sức thu hút khách du lịch đến với các trung tâm dịch vụ uy tín, có tầm cỡ quốc tế...
Để cải thiện hình ảnh về du lịch Việt Nam - Điểm đến an toàn và thân thiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án “cải thiện môi trường du lịch Việt Nam” nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng cướp giật, ép giá, đeo bám khách du lịch, tạo cơ hội, tiện nghi, tăng cường dịch vụ du lịch mang ấn tượng Việt Nam.
Tại Hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, các bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành trong cả nước đã chia sẻ kinh nghiệm quản lý, thực tiễn địa phương, góp ý kinh nghiệm hay, đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực, để phối hợp hành động cải thiện môi trường du lịch Việt Nam.
Hội nghị cũng thảo luận, góp ý kiến vào Chương trình hành động về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về chấn chỉnh tình trạng cướp giật, chèo kéo, đeo bám, ép giá khách du lịch; phát động Chiến dịch cải thiện môi trường du lịch Việt Nam.
Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020 đã đề ra 4 nhiệm vụ, 14 nhóm giải pháp cụ thể, với mục tiêu hướng đến 2020 giảm 70% số vụ việc xâm hại tài sản, tính mạng của khách du lịch (so với năm 2013); đảm bảo ổn định giá cả dịch vụ phục vụ du lịch, tăng không quá 15% các dịp cao điểm; tiếp tục duy trì không còn tình trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; hình thành hệ thống các khu, điểm du lịch dịch vụ khách du lịch văn minh, hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế, đặc trưng của Việt Nam..../.
Kết luận Hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, tổ chức ngày 6/6, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch cũng nêu rõ các sở, ngành, chính quyền địa phương nghiên cứu cơ chế phối hợp về bảo đảm môi trường, an ninh, an toàn, chống chèo kéo, ép giá khách du lịch; tập trung xây dựng, hoàn thành hệ thống nhà vệ sinh công cộng bảo đảm môi trường phục vụ khách du lịch; triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành tại các thời điểm lễ hội, ngày lễ, tháng cao điểm khách du lịch...
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, du lịch luôn được Nhà nước coi là nền kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tốc độ tăng trưởng giảm dần. Vấn đề đặt ra là cần rà soát các giải pháp giữ được quy mô mức tăng hợp lý.
Khẳng định Chương trình hành động cải thiện môi trường Việt Nam cần chuyển tải được thông điệp "Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, văn minh," Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương thành lập các Trung tâm hỗ trợ du khách, chợ du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng; nghiên cứu, xây dựng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát du lịch (đề xuất Chính phủ thành lập hoặc phân công lực lượng chuyên trách về an ninh trật tự du lịch) đến hết quý 4 năm nay báo cáo Chính phủ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý các bộ, ngành, địa phương tập trung đào tạo nhân lực cho ngành du lịch; tăng cường tập huấn người dân nâng cao ý thức về cải thiện môi trường du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, công nhận những đơn vị đạt chuẩn về kinh doanh du lịch, nêu những vấn đề tồn tại để khắc phục, hướng đến nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, Việt Nam có trên 3.260km đường biển với hàng trăm bãi tắm; trong đó, nhiều bãi tắm có chiều dài từ 15-18km, đủ điều kiện để phát triển du lịch. Nhiều bãi biển nổi tiếng như Trà Cổ, Đồ Sơn, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né... Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi biển này còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm.
Việt Nam có tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú, đặc sắc nhưng những tài nguyên này nằm rải rác, chưa có quy hoạch, đầu tư mang tính chuyên nghiệp để phục vụ nên ở các điểm tham quan du lịch môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn nhiều bất cập. Đặc biệt, nổi lên trong môi trường du lịch những vấn nạn đã, đang tác động xấu đến hình ảnh, điểm đến du lịch, là thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam như nạn cướp giật, chèo kéo, đeo bám, chèn ép khách du lịch; tình trạng bán hàng rong, ăn xin tại các điểm du lịch vẫn tiếp diễn ở các khu vực trung tâm thành phố, điểm du lịch...
Thời gian qua, chính quyền một số đô thị và các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp nhưng kết quả đạt được vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực...
Hội nghị đã chỉ ra nguyên nhân của những bức xúc, vấn nạn là do chính quyền một số địa phương còn buông lỏng quản lý; nhiều cơ quan quản lý chồng chéo nhưng thiếu đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm; thiếu thông tin cảnh báo đến du khách. Mức sống trong dân cư phần đông còn thấp, nếp sống văn minh, ý thức trách nhiệm chưa nghiêm. Nhiều địa phương chưa chú trọng đến chất lượng, chiều sâu của hoạt động du lịch. Nhiều điểm du lịch mang tính mùa vụ nên các cơ sở dịch vụ đa phần là nhỏ lẻ; thiếu sức thu hút khách du lịch đến với các trung tâm dịch vụ uy tín, có tầm cỡ quốc tế...
Để cải thiện hình ảnh về du lịch Việt Nam - Điểm đến an toàn và thân thiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án “cải thiện môi trường du lịch Việt Nam” nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng cướp giật, ép giá, đeo bám khách du lịch, tạo cơ hội, tiện nghi, tăng cường dịch vụ du lịch mang ấn tượng Việt Nam.
Tại Hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, các bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành trong cả nước đã chia sẻ kinh nghiệm quản lý, thực tiễn địa phương, góp ý kinh nghiệm hay, đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực, để phối hợp hành động cải thiện môi trường du lịch Việt Nam.
Hội nghị cũng thảo luận, góp ý kiến vào Chương trình hành động về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về chấn chỉnh tình trạng cướp giật, chèo kéo, đeo bám, ép giá khách du lịch; phát động Chiến dịch cải thiện môi trường du lịch Việt Nam.
Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020 đã đề ra 4 nhiệm vụ, 14 nhóm giải pháp cụ thể, với mục tiêu hướng đến 2020 giảm 70% số vụ việc xâm hại tài sản, tính mạng của khách du lịch (so với năm 2013); đảm bảo ổn định giá cả dịch vụ phục vụ du lịch, tăng không quá 15% các dịp cao điểm; tiếp tục duy trì không còn tình trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; hình thành hệ thống các khu, điểm du lịch dịch vụ khách du lịch văn minh, hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế, đặc trưng của Việt Nam..../.
Phúc Hằng (TTXVN)