Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ

Mỗi dịp Xuân về, người Dao đỏ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, lại rộn ràng tổ chức những lễ hội, tập tục cổ xưa huyền bí, tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn mang tính nhân văn sâu sắc.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 1Đoàn đón dâu nhà trai cúi chào cô dâu và nhà gái. (Nguồn: Việt Cường/Báo ảnh Việt Nam)

Mỗi dịp Xuân về, người Dao đỏ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, lại rộn ràng tổ chức những lễ hội, tập tục cổ xưa huyền bí, tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn mang tính nhân văn sâu sắc.

Đám cưới theo phong tục truyền thống

Tình cờ gặp ông thầy cúng Chảo Duồn Liềm nổi tiếng trong vùng Bát Xát, nghe chuyện ông sắp làm chủ lễ cưới theo phong tục truyền thống cho đôi nam nữ ở thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường), chúng tôi theo chân ông đến gia đình ông Chảo Phù Sài ở thôn Tùng Chỉn I khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi).

Bên chén rượu, thầy cúng Chảo Duồn Liềm khề khà cho biết: “Người Dao chúng tôi quan niệm, cô dâu Tẩn Mẩy khi về nhà chồng là mang theo những điều may mắn và tốt đẹp. Vì vậy, lễ cưới này bắt buộc phải có lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ đón dâu vào nhà.”

Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 2Theo phong tục của người Dao Đỏ, trong buổi lễ thành hôn chú rể phải ăn mặc trang phục phụ nữ, e thẹn che mặt.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 3Đám rước từ nhà gái sẽ dừng lại cách nhà chú rể một đoạn để cô dâu trang điểm và mặc bộ váy cưới truyền thống.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 4Cô dâu Tẩn Mẩy rạng rỡ trong đám cưới truyền thống của người Dao đỏ.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 5Lễ bái đường trong đám cưới của người Dao đỏ ở Bát Xát thường vào lúc nữa đêm. Sau khi làm lễ và ra mắt bố mẹ chồng từ lúc này cô mới chính tức là thành viên mới của gia đình chồng.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 6rong đêm làm lễ thành hôn, nhà trai và nhà gái cùng ngồi ăn một bữa cơm được người Dao đỏ gọi là mâm cơm “hùng thòng.” Trong bữa cơm này gia đình hai bên dành phần lớn thời gian để hát kể, giới thiệu về nguồn gốc, về gia đình để hai bên thêm hiểu nhau.

Đón cô dâu Tẩn Mẩy vào nhà trai là thời khắc quan trọng nhất, bao gồm nhiều lễ nghi truyền thống diễn ra và lúc rạng sáng theo giờ chọn của thầy cúng Chảo Duồn Liềm.

Đến giờ làm lễ, thầy cúng Chảo Duồn Liềm đưa cô dâu Tẩn Mẩy đến bái tổ tiên, chào bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng. Sau đó chú rể Chảo San từ buồng ra trong trang phục của người phụ nữ Dao đỏ với khăn che nửa mặt.

Theo giải thích của Chảo Dèm Liềm, nghi thức này xuất phát từ truyền thuyết về sự hình thành dân tộc tộc Dao.

Trước sự chứng kiến của tổ tiên và hai bên gia đình, cô dâu Tẩn Mẩy và chú rể Chảo San uống rượu giao duyên rồi lắng nghe những lời răn dạy của chủ hôn.

Kết thúc nghi lễ, cô dâu Tẩn Mẩy lấy nước rửa mặt cho thầy cúng và bố mẹ hai bên gia đình. Trong tiếng nhạc réo rắt nhà gái chào nhà trai và ra về, chú rể Chảo San tặng cho bố vợ một gùi thịt lợn, cơm nếp và rượu làm quà lại mặt.

Với chúng tôi, sau khi khám phá những nghi lễ độc đáo trong đám cưới của người Dao đỏ diễn ra trong hai ngày đêm cảm nhận được sự trân trọng của nhà trai khi đón cô dâu là thành viên mới của gia đình.

Trong bữa cơm liên hoan, thầy chủ hôn Chảo Duồn Liềm bừng bừng hơi men cho biết: “Nhà báo muốn khám phá những tập tục kỳ bí của người Dao chúng tôi thì về dự lễ cấp sắc 12 đèn.”

Huyền bí Lễ cấp sắc 12 đèn

Sự giới thiệu của thày cúng Chảo Duồn Liềm đã hấp dẫn chúng tôi trở lại Bát Xát sau một tuần, để đến dự Lễ cấp sắc 12 đèn tại đỉnh núi Ky Cung Hồ xã Tòng Sành. Ông Chảo Từ Quẩy là một trong 18 thầy cúng, viết sớ cho nghi lễ này cho biết: “Lễ cấp sắc của người Dao chúng được tổ chức theo nhiều cấp bậc từ gia đình đến một một dòng họ và linh thiêng nhất là lễ cấp sắc 12 đèn của nhiều dòng họ trong vùng. Nghi lễ lần này cấp sắc cho 47 cặp vợ chồng thuộc bốn dòng họ: Chảo, Lý, Tẩn và Bằng.”

Nghi lễ này mang  đậm dấu ấn huyền bí bởi người Dao quan niệm, người đàn ông phải trải qua lễ này thì mới được công nhận là trưởng thành đủ khả năng tham gia các công việc quan trọng của cộng đồng, và khi chết đi thì linh hồn sẽ được về đoàn tụ với tổ tiên (Bàn Vương).

Dẫn chứng về sự huyền bí của Lễ cấp sắc 12 đèn, thầy cúng Chảo Từ Quẩy cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, cộng đồng người Dao đỏ ở Bát Xát chỉ có hai lần tổ chức lễ này nên không phải ai cũng hiểu tường tận và may mắn được chứng kiến.

Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 7Lễ cấp sắc 12 đèn rất linh thiêng với người Dao đỏ và đặc biệt lễ này cấp sắc cho cả đàn ông và phụ nữ.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 8Những người phụ nữ Dao đỏ với trang phục rực rỡ khi được cấp sắc 12 đèn.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 9Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Bát Xát diễn ra tại núi Ky Cung Hồ.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 10Những học trò được cấp sắc 12 đèn liên tục thực hiện nghi thức chia hương trong suốt 3 ngày đêm.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 11Những thày cúng thực hiện những nghi thức kỳ bí với học trò.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 12Nghi thức thắp 12 ngọn nến trong đêm cấp sắc.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 13rong lễ cấp sắc 12 đèn người Dao đỏ còn cấp sắc cho cả những người đã khuất. Để làm được điều này người Dao làm những thẻ tre trên đó có ghi tên, tuổi của những người đã chết.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 14Bữa cơm chung của các cặp vợ chồng trong lễ cấp sắc 12 đèn.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 15Sư phụ dẫn các học trò thực hiện nghi lễ đi trên lưỡi dao tại đàn tế Ngọc Hoàng.

Ngoài ra, ông Chảo Phìn Nhàn, chủ nhà làm Lễ cấp sắc 12 đèn ở thôn Ky Cung Hồ cho biết, theo gia phả ghi lại thì lần gần nhất dòng họ nhà ông làm Lễ cấp sắc 12 đèn cách đây 7bảy đời (khoảng 100 năm). Và cũng chỉ có trong lễ này mới cấp sắc cho phụ nữ (vợ, mẹ), cho những người đã quá cố.

Gia đình ông Chảo Phìn Nhàn dựng đàn tế Ngọc Hoàng, đàn tế Bàn Vương. Kể từ khi bắt đầu làm lễ khai đàn toàn bộ người tham gia, gồm cả khách đến thăm, bắt buộc phải ăn chay bốn ngày đêm cho đến khi kết thúc lễ.

Cũng tại đây,  chúng tôi  gặp vợ chồng Lý Láo San ở xã Trung Chải (huyện Sa Pa) cũng lặn lội đường xa đến Ky Cung Hồ tham gia lễ trọng. Lý Láo San cho biết: “Làm xong lễ này, vợ chồng tôi mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương và sau này vẫn là vợ chồng ở thế giới khác.”

Kể từ lúc làm lễ, những người được cấp sắc sẽ gọi 18 thầy cúng là sư phụ và tự nhận là học trò. Sư phụ hướng dẫn học trò thực hiện các nghi lễ cổ xưa, bí truyền, chỉ sư phụ và một số ít học trò được biết.

Để được cấp sắc 12 đèn, các học trò nam phải đi trên lưỡi dao, chạy qua đống lửa, bước qua gạch và lưỡi cày nung đỏ để thể hiện sự cam đảm, thủy chung trong cách sống sau này.

Vào đêm trước khi cấp sắc, sư phụ sẽ dẫn học trò lên rừng chỉ bảo về tâm, đức làm người. tại đây, các sư phụ sẽ làm lễ thắp đèn 12, tượng trưng cho 12 chòm sao và các vị tinh tú trong vũ trụ để soi sáng cho tâm hồn và gột rửa mọi tội lỗi cho các học trò.

Ngày thứ tư của buổi lễ, trước đàn thờ Ngọc Hoàng, các sư phụ sẽ làm lễ cấp sắc và công nhận các học trò đã trưởng thành.

Hôm dự Lễ cấp sắc 12 đèn với chúng tôi còn có một chuyên gia nghiên cứu văn hóa người Pháp Maharaux Alain. Maharaux Alain rất ấn tượng với những nghi lễ huyền bí mang tính nhân văn sâu sắc của người Dao.

Ngoài ra, Maharaux Alain còn thấy rất bắt mắt với những bộ trang sức bạc cực kỳ tinh xảo mà người phụ nữ Dao đeo trong lễ vừa rồi. “Tôi như mới được tham dự một buổi trình diễn thời trang bạc của người Dao vậy” Maharaux Alain bày tỏ.

Trang sức bạc cho lễ thiêng

Tại chợ phiên Mường Hum sáng chủ Nhật, chúng tôi gặp nghệ nhân chạm bạcTẩn Kin Hiển đến nhận hợp đồng làm những bộ trang sức bạc cho các cô dâu sắp về nhà chồng.

Theo Tẩn Kin Hiển từ chợ Mường Hum về nhà ở thôn Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum. Khu vực chế tác bạc được bố trí ở một góc nhà bao gồm các dụng cụ làm bạc: bễ thổi, bếp nung bạc, bàn kéo sợi, đe sắt, khuôn đúc, kéo cắt, kìm vặn, dao chạm, thước đo...

Nguyên liệu để chế tác trang sức chủ yếu là bạc bi nguyên chất được mua từ ngân hàng Nhà nước hoặc bạc vụn, bạc thỏi trong dân.

Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 16Nhiều gia đình ở Mường Hum còn giữ nghề làm trang sức bạc phục vụ cho những nghi lễ linh thiêng của người Dao đỏ.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 17Những dụng cụ đơn giản nhưng rất hiệu quả của những người làm bạc ở Mường Hum.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 18Người Dao đỏ đúc bạc thành thỏi trước khi kéo, gia công làm trang sức bạc truyền thống.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 19Người phụ nữ Dao đỏ thường đeo những bộ trang sức bằng bạc cầu kỳ trong những dịp lễ hội đặc biệt.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 20Những chi tết trang sức bạc cầu kỳ trên áo, mũ của người phụ nữ Dao Đỏ ở Bát Xát.
Huyền bí tập tục tưởng nhớ đến tổ tiên và cội nguồn người Dao đỏ ảnh 21Trang sức bạc tôn vẻ đẹp của người phụ nữ Dao đỏ.

Nghệ nhân Tẩn Kin Hiển và vợ làm nghề chế tác bạc được gần 20 năm.

Dịp đầu Xuân là mùa cưới, mùa lễ hội nên khách đặt hàng rất đông. Trang sức bạc không chỉ làm đẹp cho người phụ nữ Dao đỏ mà còn thể hiện mức độ giàu có và sự quan tâm của nhà chồng dành cho con dâu.

Vì vậy, bộ đồ trang sức bạc của người phụ nữ Dao đỏ thường có giá trị 40-50 triệu đồng, thậm chí có bộ đến 100 triệu đồng.

Ngày nay, dù có nhiều mặt hàng trang sức được chế tác bằng công nghệ hiện đại, nhưng người Dao vùng Bát Xát vẫn ưa chuộng những sản phẩm chế tác bạc truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Tẩn Kin Hiển./.

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục