Các thị trường trái phiếu quốc tế có thể sẽ đợi cho đến tận cuối năm trước khi đưa ra "phán xét" về nỗ lực của Hy Lạp trong việc cải tổ kinh tế và thoát khỏi khủng hoảng nợ và chấp nhận sự trở lại của Hy Lạp trong năm 2011.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP ngày 30/8, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou cho rằng các thị trường cần thời gian để có thể đặt lòng tin vào việc Chính phủ Hy Lạp đang đạt được tất cả những mục tiêu đề ra trong một loạt cải cách cũng như các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Những biện pháp nói trên đã được áp dụng trong vài tháng trở lại đây để đổi lấy các gói cứu trợ từ những đối tác trong Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chi phí đi vay của Hy Lạp hiện nay vẫn còn quá cao, khiến Chính phủ nước này gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên các thị trường.
Bộ trưởng Papaconstantinou cho rằng các thị trường sẽ hướng sự chú ý vào việc liệu Chính phủ Hy Lạp có đạt được các mục tiêu đề ra trong năm nay hay không, trong đó có việc giảm thâm hụt ngân sách xuống 8,1% GDP, từ mức 13,6% GDP năm 2009.
Cho đến nay, Hy Lạp gần như đã đạt được các mục tiêu nói chung, với những tiến bộ cao hơn dự kiến trong việc cắt giảm chi tiêu đã giúp bù đắp sự giảm sút trong doanh thu nhà nước. Bản đánh giá chung mà Liên minh châu Âu (EU) và IMF đưa ra đầu tháng 8/2010 cũng nhận xét Hy Lạp đã đạt được tiến bộ đáng kể trong tiến trình cải cách.
Ông Papaconstantinou nói: "Quý vị sẽ nhận thấy tình hình có sự thay đổi từ đầu năm 2011, theo đó Hy Lạp có thể trở lại thị trường vốn quốc tế vào một thời điểm nào đó trong năm 2011."
Về cơ bản, Hy Lạp bị các thị trường cho vay quốc tế "tẩy chay" trong những tháng gần đây, sau khi thừa nhận rằng chính phủ tiền nhiệm đã làm giả các thống kê tài chính, đẩy chi phí đi vay ở nước này tăng vọt.
Không thể huy động vốn từ các thị trường và đứng trước khả năng vỡ nợ, Hy Lạp đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF và Eurozone, và hiện đang nhận được các khoản cho vay từ gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro (140 tỷ USD) có thời hạn ba năm.
Đổi lại, Hy Lạp đang phải gắt gao thực thi kế hoạch thắt lưng buộc bụng, với việc giảm lương của viên chức nhà nước, cắt giảm trợ cấp hưu trí và cải tổ hệ thống an sinh và trợ cấp xã hội, cũng như thực hiện tăng thuế.
Ông Papaconstantinou nhận định Hy Lạp đang ở thời điểm khó khăn nhất trong quá trình thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ, song tình hình hiện đã bắt đầu có các dấu hiệu tích cực.
Hy Lạp tuyên bố nước này sẽ bắt đầu phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn theo tháng vào tháng 9/2010. Tuy nhiên teo ông Papaconstantinou, vẫn chưa rõ khi nào thì Chính phủ nước này sẽ thử phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài hơn, bởi điều này còn phụ thuộc vào việc các điều kiện hiện sẽ trở lại bình thường nhanh như thế nào.
Trong khi đó, Hy Lạp vẫn có thể tiếp tục nhận được tiền cứu trợ trong vòng ba năm, nếu các bản đánh giá hàng quý khẳng định nước này đạt được tất cả các mục tiêu đề ra.
Trong tháng Chín, Hy Lạp sẽ nhận được khoản giải ngân thứ hai trong chương trình cứu trợ trị giá 110 tỷ euro, sau khi EU và IMF đánh giá nước này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong tiến trình cải tổ. Ông Papaconstantinou cho biết hiện vẫn còn quá sớm để dự đoán về việc liệu Hy Lạp có kết thúc chương trình cứu trợ này sớm hơn dự kiến hay sẽ xin gia hạn thêm.
Kinh tế Hy Lạp hiện vẫn chưa thoát khỏi suy thoái mặc dù Chính phủ nước này cho rằng cuộc khủng hoảng này không nghiêm trọng như những đánh giá ban đầu và nền kinh tế sẽ suy giảm giảm ít hơn mức 4% dự đoán cho năm nay.
Ông Papaconstantinou lưu ý kinh tế rõ ràng là sẽ tiếp tục tăng trưởng âm trong năm nay và năm tới, nhưng hy vọng là đến giữa năm 2011, GDP hàng quý sẽ bắt đầu có những chuyển biến tích cực.
Điều này, cùng với quá trình cải tổ cơ cấu mà Chính phủ Hy Lạp đang tiến hành, sẽ giúp thuyết phục và giành được lòng tin của những cá nhân và tổ chức đang tìm kiếm đầu tư tại Hy Lạp./.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP ngày 30/8, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou cho rằng các thị trường cần thời gian để có thể đặt lòng tin vào việc Chính phủ Hy Lạp đang đạt được tất cả những mục tiêu đề ra trong một loạt cải cách cũng như các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Những biện pháp nói trên đã được áp dụng trong vài tháng trở lại đây để đổi lấy các gói cứu trợ từ những đối tác trong Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chi phí đi vay của Hy Lạp hiện nay vẫn còn quá cao, khiến Chính phủ nước này gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên các thị trường.
Bộ trưởng Papaconstantinou cho rằng các thị trường sẽ hướng sự chú ý vào việc liệu Chính phủ Hy Lạp có đạt được các mục tiêu đề ra trong năm nay hay không, trong đó có việc giảm thâm hụt ngân sách xuống 8,1% GDP, từ mức 13,6% GDP năm 2009.
Cho đến nay, Hy Lạp gần như đã đạt được các mục tiêu nói chung, với những tiến bộ cao hơn dự kiến trong việc cắt giảm chi tiêu đã giúp bù đắp sự giảm sút trong doanh thu nhà nước. Bản đánh giá chung mà Liên minh châu Âu (EU) và IMF đưa ra đầu tháng 8/2010 cũng nhận xét Hy Lạp đã đạt được tiến bộ đáng kể trong tiến trình cải cách.
Ông Papaconstantinou nói: "Quý vị sẽ nhận thấy tình hình có sự thay đổi từ đầu năm 2011, theo đó Hy Lạp có thể trở lại thị trường vốn quốc tế vào một thời điểm nào đó trong năm 2011."
Về cơ bản, Hy Lạp bị các thị trường cho vay quốc tế "tẩy chay" trong những tháng gần đây, sau khi thừa nhận rằng chính phủ tiền nhiệm đã làm giả các thống kê tài chính, đẩy chi phí đi vay ở nước này tăng vọt.
Không thể huy động vốn từ các thị trường và đứng trước khả năng vỡ nợ, Hy Lạp đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF và Eurozone, và hiện đang nhận được các khoản cho vay từ gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro (140 tỷ USD) có thời hạn ba năm.
Đổi lại, Hy Lạp đang phải gắt gao thực thi kế hoạch thắt lưng buộc bụng, với việc giảm lương của viên chức nhà nước, cắt giảm trợ cấp hưu trí và cải tổ hệ thống an sinh và trợ cấp xã hội, cũng như thực hiện tăng thuế.
Ông Papaconstantinou nhận định Hy Lạp đang ở thời điểm khó khăn nhất trong quá trình thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ, song tình hình hiện đã bắt đầu có các dấu hiệu tích cực.
Hy Lạp tuyên bố nước này sẽ bắt đầu phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn theo tháng vào tháng 9/2010. Tuy nhiên teo ông Papaconstantinou, vẫn chưa rõ khi nào thì Chính phủ nước này sẽ thử phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài hơn, bởi điều này còn phụ thuộc vào việc các điều kiện hiện sẽ trở lại bình thường nhanh như thế nào.
Trong khi đó, Hy Lạp vẫn có thể tiếp tục nhận được tiền cứu trợ trong vòng ba năm, nếu các bản đánh giá hàng quý khẳng định nước này đạt được tất cả các mục tiêu đề ra.
Trong tháng Chín, Hy Lạp sẽ nhận được khoản giải ngân thứ hai trong chương trình cứu trợ trị giá 110 tỷ euro, sau khi EU và IMF đánh giá nước này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong tiến trình cải tổ. Ông Papaconstantinou cho biết hiện vẫn còn quá sớm để dự đoán về việc liệu Hy Lạp có kết thúc chương trình cứu trợ này sớm hơn dự kiến hay sẽ xin gia hạn thêm.
Kinh tế Hy Lạp hiện vẫn chưa thoát khỏi suy thoái mặc dù Chính phủ nước này cho rằng cuộc khủng hoảng này không nghiêm trọng như những đánh giá ban đầu và nền kinh tế sẽ suy giảm giảm ít hơn mức 4% dự đoán cho năm nay.
Ông Papaconstantinou lưu ý kinh tế rõ ràng là sẽ tiếp tục tăng trưởng âm trong năm nay và năm tới, nhưng hy vọng là đến giữa năm 2011, GDP hàng quý sẽ bắt đầu có những chuyển biến tích cực.
Điều này, cùng với quá trình cải tổ cơ cấu mà Chính phủ Hy Lạp đang tiến hành, sẽ giúp thuyết phục và giành được lòng tin của những cá nhân và tổ chức đang tìm kiếm đầu tư tại Hy Lạp./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)