Ngày 4/8, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua một loạt dự luật liên quan đến các vấn đề quản lý kinh tế ở nước này nhằm đáp ứng các điều kiện để được nhận cứu trợ quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos cho biết các đạo luật này đã được thông qua trước khi một phái đoàn của Liên minh châu Âu ( EU) và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đến Hy Lạp vào cuối tháng này để kiểm tra việc thực thi các biện pháp cải cách kinh tế và tài chính theo các tiêu chí mà EU và IMF đề ra.
Dự luật gây tranh cãi nhất là dự luật về tăng cường vị thế của sòng bạc OPAr.AT, một công ty do nhà nước kiểm soát, nhằm làm tăng giá trị của công ty này trước khi OPAr.AT chính thức được tư nhân hóa hoàn toàn vào cuối năm nay.
Để được nhận cứu trợ quốc tế, Hy Lạp phải tiến hành cải cách cơ cấu và đáp ứng các mục tiêu về tài chính, trong khi phải chịu sự giám sát hàng quý của các nhà cho vay quốc tế.
Năm ngoái, EU và IMF đã thỏa thuận dành cho Hy Lạp gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro để giúp nước này đối phó với nguy cơ vỡ nợ công.
Cuối tháng 7 vừa qua, EU và IMF đã nhất trí dành cho nước này gói cứu trợ thứ hai trị giá 109 tỷ euro và các khoản cứu trợ này sẽ được giải ngân làm nhiều giai đoạn với điều kiện Hy Lạp phải thực thi các biện pháp kinh tế khắc khổ, siết chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách ./.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos cho biết các đạo luật này đã được thông qua trước khi một phái đoàn của Liên minh châu Âu ( EU) và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đến Hy Lạp vào cuối tháng này để kiểm tra việc thực thi các biện pháp cải cách kinh tế và tài chính theo các tiêu chí mà EU và IMF đề ra.
Dự luật gây tranh cãi nhất là dự luật về tăng cường vị thế của sòng bạc OPAr.AT, một công ty do nhà nước kiểm soát, nhằm làm tăng giá trị của công ty này trước khi OPAr.AT chính thức được tư nhân hóa hoàn toàn vào cuối năm nay.
Để được nhận cứu trợ quốc tế, Hy Lạp phải tiến hành cải cách cơ cấu và đáp ứng các mục tiêu về tài chính, trong khi phải chịu sự giám sát hàng quý của các nhà cho vay quốc tế.
Năm ngoái, EU và IMF đã thỏa thuận dành cho Hy Lạp gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro để giúp nước này đối phó với nguy cơ vỡ nợ công.
Cuối tháng 7 vừa qua, EU và IMF đã nhất trí dành cho nước này gói cứu trợ thứ hai trị giá 109 tỷ euro và các khoản cứu trợ này sẽ được giải ngân làm nhiều giai đoạn với điều kiện Hy Lạp phải thực thi các biện pháp kinh tế khắc khổ, siết chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách ./.
(TTXVN/Vietnam+)