Ngày 10/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã cam kết tăng cường hỗ trợ các nước nâng cao hiệu quả và an toàn của các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân.
Phó Tổng Giám đốc IAEA về khoa học và ứng dụng hạt nhân, ông Mohamad Daud nhấn mạnh, IAEA luôn đóng vai trò chủ chốt phối hợp và thực hiện các hoạt động hỗ trợ toàn diện các tổ chức điều hành các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân, vì các lò phản ứng nghiên cứu này luôn là đầu tàu thúc đẩy những thành tựu và tiến bộ trong khoa học công nghệ hạt nhân.
Những tiến bộ công nghệ hạt nhân phụ thuộc vào các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân hoạt động an toàn và tin cậy, hiệu quả cao, được đổi mới trang bị khi cần thiết, có chu kỳ sử dụng nhiên liệu hạt nhân thích hợp chống phổ biến hạt nhân và đảm bảo an toàn khi kết thúc hoạt động.
Trong 60 năm qua, có 670 lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân đã được xây dựng trên thế giới, trong đó 240 lò vẫn đang hoạt động tại 55 nước.
IAEA đã cung cấp các dịch vụ chia sẻ tri thức, nâng cao hiệu quả sử dụng lò phản ứng, phát triển các tiêu chuẩn an toàn, thúc đẩy phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học hạt nhân nhằm phối hợp và tăng cường công cụ khoa học cơ bản này, đặc biệt là phát triển và thực thi Bộ luật về xử lý an toàn các lò phản ứng nghiên cứu và các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân.
Hội nghị quốc tế về các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân được IAEA tổ chức bốn năm một lần tập trung vào quản lý an toàn và nâng cao hiệu quả của các lò phản ứng này.
Hội nghị đã mở ra các cơ hội trao đổi thông tin, đồng thời là diễn đàn để các nhà thiết kế, điều hành, quản lý, định chế lò phản ứng chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận những thách thức, lựa chọn và các chiến lược chung như sản xuất chất đồng vị phóng xạ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, sự bền vững cũng như các sáng kiến mới về các tiện nghi mới cho lò phản ứng nhằm tránh tái diễn các cuộc khủng hoảng như khủng hoảng thiếu chất đồng vị phóng xạ cho y tế kéo dài từ năm 2008 đến 2010.
IAEA nhấn mạnh, trong bối cảnh nhiều nước bắt đầu phát triển chương trình năng lượng hạt nhân, các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân ngày càng có vai trò quan trọng như là công cụ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân, nâng cao năng lực quản lý quốc gia về sử dụng và đảm bảo an toàn hạt nhân cũng như chống phổ biến hạt nhân./.
Phó Tổng Giám đốc IAEA về khoa học và ứng dụng hạt nhân, ông Mohamad Daud nhấn mạnh, IAEA luôn đóng vai trò chủ chốt phối hợp và thực hiện các hoạt động hỗ trợ toàn diện các tổ chức điều hành các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân, vì các lò phản ứng nghiên cứu này luôn là đầu tàu thúc đẩy những thành tựu và tiến bộ trong khoa học công nghệ hạt nhân.
Những tiến bộ công nghệ hạt nhân phụ thuộc vào các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân hoạt động an toàn và tin cậy, hiệu quả cao, được đổi mới trang bị khi cần thiết, có chu kỳ sử dụng nhiên liệu hạt nhân thích hợp chống phổ biến hạt nhân và đảm bảo an toàn khi kết thúc hoạt động.
Trong 60 năm qua, có 670 lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân đã được xây dựng trên thế giới, trong đó 240 lò vẫn đang hoạt động tại 55 nước.
IAEA đã cung cấp các dịch vụ chia sẻ tri thức, nâng cao hiệu quả sử dụng lò phản ứng, phát triển các tiêu chuẩn an toàn, thúc đẩy phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học hạt nhân nhằm phối hợp và tăng cường công cụ khoa học cơ bản này, đặc biệt là phát triển và thực thi Bộ luật về xử lý an toàn các lò phản ứng nghiên cứu và các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân.
Hội nghị quốc tế về các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân được IAEA tổ chức bốn năm một lần tập trung vào quản lý an toàn và nâng cao hiệu quả của các lò phản ứng này.
Hội nghị đã mở ra các cơ hội trao đổi thông tin, đồng thời là diễn đàn để các nhà thiết kế, điều hành, quản lý, định chế lò phản ứng chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận những thách thức, lựa chọn và các chiến lược chung như sản xuất chất đồng vị phóng xạ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, sự bền vững cũng như các sáng kiến mới về các tiện nghi mới cho lò phản ứng nhằm tránh tái diễn các cuộc khủng hoảng như khủng hoảng thiếu chất đồng vị phóng xạ cho y tế kéo dài từ năm 2008 đến 2010.
IAEA nhấn mạnh, trong bối cảnh nhiều nước bắt đầu phát triển chương trình năng lượng hạt nhân, các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân ngày càng có vai trò quan trọng như là công cụ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân, nâng cao năng lực quản lý quốc gia về sử dụng và đảm bảo an toàn hạt nhân cũng như chống phổ biến hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)