Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển cần cố gắng hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các nền kinh tế mới nổi khi thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo ủy ban trên, các chính sách kinh tế mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác tiến hành do cuộc khủng hoảng 2007-2009 đã hỗ trợ đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Song, khi kinh tế cho thấy dấu hiệu phục hồi, việc rút dần các gói kích thích cần tiến hành cẩn trọng, đúng thời điểm và có thông báo rõ ràng.
Trong năm nay, làn sóng bán tháo đã lan rộng trên các thị trường tài chính toàn cầu, sau khi Fed thông báo sẽ thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (QE3) vào cuối năm nay. Hậu quả là dòng vốn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển chảy ngược, khiến thị trường chứng khoán và tiền tệ tại các thị trường này trượt dốc, trong khi lãi suất tăng.
Ewald Nowotny, thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhận định các nhà chức trách cần chia sẻ trách nhiệm trong việc ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Theo đó, Fed cần đưa ra thông tin cụ thể về sự thay đổi chính sách, nhằm giới hạn những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Để hỗ trợ đà tăng trưởng èo uột của nền kinh tế, kể từ năm 2008, Fed đã hạ lãi suất xuống gần 0%. Năm ngoái, ngân hàng này đã bơm vào hệ thống tài chính Mỹ mỗi tháng 85 tỷ USD thông qua việc mua trái phiếu.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi đang chậm lại, song IMF vẫn nhận định các quốc gia này vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách từ Jakarta của Indonesia cho đến Sao Paulo của Brazil đều tỏ ra lo ngại về tình thế hiện nay, khi các nền kinh tế mới nổi vẫn phụ thuộc vào dòng vốn nước ngoài để giảm thâm hụt ngân sách./.
Theo ủy ban trên, các chính sách kinh tế mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác tiến hành do cuộc khủng hoảng 2007-2009 đã hỗ trợ đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Song, khi kinh tế cho thấy dấu hiệu phục hồi, việc rút dần các gói kích thích cần tiến hành cẩn trọng, đúng thời điểm và có thông báo rõ ràng.
Trong năm nay, làn sóng bán tháo đã lan rộng trên các thị trường tài chính toàn cầu, sau khi Fed thông báo sẽ thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (QE3) vào cuối năm nay. Hậu quả là dòng vốn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển chảy ngược, khiến thị trường chứng khoán và tiền tệ tại các thị trường này trượt dốc, trong khi lãi suất tăng.
Ewald Nowotny, thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhận định các nhà chức trách cần chia sẻ trách nhiệm trong việc ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Theo đó, Fed cần đưa ra thông tin cụ thể về sự thay đổi chính sách, nhằm giới hạn những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Để hỗ trợ đà tăng trưởng èo uột của nền kinh tế, kể từ năm 2008, Fed đã hạ lãi suất xuống gần 0%. Năm ngoái, ngân hàng này đã bơm vào hệ thống tài chính Mỹ mỗi tháng 85 tỷ USD thông qua việc mua trái phiếu.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi đang chậm lại, song IMF vẫn nhận định các quốc gia này vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách từ Jakarta của Indonesia cho đến Sao Paulo của Brazil đều tỏ ra lo ngại về tình thế hiện nay, khi các nền kinh tế mới nổi vẫn phụ thuộc vào dòng vốn nước ngoài để giảm thâm hụt ngân sách./.
Trà My (TTXVN)