Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước Khu vực đồng euro nói riêng và châu Âu nói chung vẫn chưa tìm được giải pháp hiệu quả, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế toàn cầu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo tốc độ tăng trưởng tại các nước châu Á sẽ chậm lại và các chính phủ cần có các công cụ hiệu quả để can thiệp khi cần thiết.
Phát biểu ngày 30/1 tại Washington, Mỹ, Giám đốc IMF tại châu Á, ông Anoop Singh, nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế tại một số nước châu Á chắc chắn sẽ chững lại trong năm nay, đặc biệt là các nước có tỷ lệ nợ công tương đối thấp như Trung Quốc.
Theo ông, các nước tại châu Á cần phải tạo ra các "lớp đệm tài chính" để đảm bảo khả năng can thiệp kịp thời tránh các rủi ro tài chính lớn.
Quan chức IMF cũng đồng thời cảnh báo cuộc khủng hoảng tại châu Âu có thể tạo ra những thách thức đối với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể lựa chọn giải pháp kích thích tiêu dùng trong nước để giải quyết bài toán tăng trưởng chậm.
Giám đốc Singh, cho rằng trên thực tế, Trung Quốc đã sử dụng khá hữu hiệu công cụ này (tiêu dùng nội địa) để đối phó với tăng trưởng thấp, thay vì dựa quá nhiều vào đầu tư để thúc đẩy kinh tế phát triển như trước đây.
Những phát biểu này của quan chức IMF được đưa ra sau khi trong những tháng gần đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu xấu, buộc thể chế tài chính này phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh trong năm 2012 từ 9% xuống còn 8,2%.
Liên quan tới một số chính sách kinh tế của Nhật Bản, Giám đốc Singh, đã hối thúc Tokyo tăng thuế tiêu dùng lên gấp ba lần để có thể giảm núi nợ công của nước này - hiện tương đương khoảng 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và là mức cao nhất trong số các nước phát triển.
Theo ông, mức thuế suất tiêu dùng 5% của Nhật Bản hiện nay là một trong những mức thuế thấp nhất trên thế giới. Ông cho rằng việc Nhật Bản từng bước tăng thuế tiêu thụ lên 15% sau năm 2015 sẽ phù hợp hơn với mức thuế suất tại các quốc gia khác.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng đã đề xuất tăng gấp đôi thuế lên 10%. Tuy nhiên, động thái này đã vấp phải sự phản đối của người dân và phe đối lập trong nước./.
Phát biểu ngày 30/1 tại Washington, Mỹ, Giám đốc IMF tại châu Á, ông Anoop Singh, nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế tại một số nước châu Á chắc chắn sẽ chững lại trong năm nay, đặc biệt là các nước có tỷ lệ nợ công tương đối thấp như Trung Quốc.
Theo ông, các nước tại châu Á cần phải tạo ra các "lớp đệm tài chính" để đảm bảo khả năng can thiệp kịp thời tránh các rủi ro tài chính lớn.
Quan chức IMF cũng đồng thời cảnh báo cuộc khủng hoảng tại châu Âu có thể tạo ra những thách thức đối với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể lựa chọn giải pháp kích thích tiêu dùng trong nước để giải quyết bài toán tăng trưởng chậm.
Giám đốc Singh, cho rằng trên thực tế, Trung Quốc đã sử dụng khá hữu hiệu công cụ này (tiêu dùng nội địa) để đối phó với tăng trưởng thấp, thay vì dựa quá nhiều vào đầu tư để thúc đẩy kinh tế phát triển như trước đây.
Những phát biểu này của quan chức IMF được đưa ra sau khi trong những tháng gần đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu xấu, buộc thể chế tài chính này phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh trong năm 2012 từ 9% xuống còn 8,2%.
Liên quan tới một số chính sách kinh tế của Nhật Bản, Giám đốc Singh, đã hối thúc Tokyo tăng thuế tiêu dùng lên gấp ba lần để có thể giảm núi nợ công của nước này - hiện tương đương khoảng 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và là mức cao nhất trong số các nước phát triển.
Theo ông, mức thuế suất tiêu dùng 5% của Nhật Bản hiện nay là một trong những mức thuế thấp nhất trên thế giới. Ông cho rằng việc Nhật Bản từng bước tăng thuế tiêu thụ lên 15% sau năm 2015 sẽ phù hợp hơn với mức thuế suất tại các quốc gia khác.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng đã đề xuất tăng gấp đôi thuế lên 10%. Tuy nhiên, động thái này đã vấp phải sự phản đối của người dân và phe đối lập trong nước./.
(TTXVN/Vietnam+)