Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 29/6 cảnh báo về một cú sốc nghiêm trọng đối với thị trường tài chính thế giới nếu Mỹ không nhanh chóng nâng giới hạn trần nợ.
Trong báo cáo thường niên về tình hình tài chính Mỹ, IMF cho rằng nếu Mỹ không sớm nâng mức trần nợ để chính phủ có thể tiếp tục vay mượn nhằm thực hiện các cam kết chi tiêu, đó sẽ là một cú sốc nặng đối với thị trường tài chính thế giới, đe dọa sự phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, IMF cũng khuyến cáo rằng mặc dù gánh nặng nợ công của Mỹ khó có thể chống đỡ và là một trong những rủi ro với triển vọng kinh tế Mỹ, song nếu điều chỉnh các chính sách tài chính quá mạnh tay cũng sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo của IMF nêu rõ thách thức chủ yếu của Mỹ là phải tìm cách ổn định các khoản nợ liên bang trong những năm tới mà không khiến tăng trưởng đi trật đường ray.
IMF chỉ rõ thất bại trong việc nâng mức trần nợ có thể sẽ dẫn đến việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm tín dụng trong thời gian tới và lãi suất trái phiếu theo đó cũng sẽ tăng lên. Trái phiếu kho bạc Mỹ đang đóng vai trò trung tâm trên thị trường tài chính quốc tế và những rũi ro nếu có sẽ gây hậu quả nặng nền đối với nền kinh tế toàn cầu.
Hiện trần nợ của Mỹ đã đạt mức giới hạn 14.300 tỷ USD và nếu Quốc hội nước này không nâng trần nợ trước ngày 2/8 tới, Chính phủ của Tổng thống Barack Obama sẽ không còn tiền mặt để thanh toán các hóa đơn và có thể đối mặt với khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa cũng như Nhà Trắng cho đến thời điểm này vẫn chưa thể gạt sang bên những bất đồng chính trị xung quanh vấn đề chính sách tài khóa, chi tiêu và thuế để đi đến một thỏa thuận về cắt giảm ngân sách và nâng giới hạn trần nợ.
Báo cáo của IMF cũng cho biết kinh tế Mỹ tăng trưởng vẫn yếu và không bền vững, dự kiến chỉ tăng 2,5% trong năm 2011 và 2,7% trong giai đoạn 2012-2013. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao và thị trường nhà ở ảm đạm sẽ là những trở ngại lớn đối với sự phục hồi của kinh tế Mỹ.
Đánh giá về chính sách lãi suất ở mức rất thấp (gần 0%) của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), IMF cho rằng điều này có thể thích hợp trong một số thời điểm khi nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm.
Tuy nhiên, FED cũng phải sẵn sàng phản ứng quyết liệt nếu tình hình lạm phát trở nên khó kiểm soát./.
Trong báo cáo thường niên về tình hình tài chính Mỹ, IMF cho rằng nếu Mỹ không sớm nâng mức trần nợ để chính phủ có thể tiếp tục vay mượn nhằm thực hiện các cam kết chi tiêu, đó sẽ là một cú sốc nặng đối với thị trường tài chính thế giới, đe dọa sự phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, IMF cũng khuyến cáo rằng mặc dù gánh nặng nợ công của Mỹ khó có thể chống đỡ và là một trong những rủi ro với triển vọng kinh tế Mỹ, song nếu điều chỉnh các chính sách tài chính quá mạnh tay cũng sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo của IMF nêu rõ thách thức chủ yếu của Mỹ là phải tìm cách ổn định các khoản nợ liên bang trong những năm tới mà không khiến tăng trưởng đi trật đường ray.
IMF chỉ rõ thất bại trong việc nâng mức trần nợ có thể sẽ dẫn đến việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm tín dụng trong thời gian tới và lãi suất trái phiếu theo đó cũng sẽ tăng lên. Trái phiếu kho bạc Mỹ đang đóng vai trò trung tâm trên thị trường tài chính quốc tế và những rũi ro nếu có sẽ gây hậu quả nặng nền đối với nền kinh tế toàn cầu.
Hiện trần nợ của Mỹ đã đạt mức giới hạn 14.300 tỷ USD và nếu Quốc hội nước này không nâng trần nợ trước ngày 2/8 tới, Chính phủ của Tổng thống Barack Obama sẽ không còn tiền mặt để thanh toán các hóa đơn và có thể đối mặt với khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa cũng như Nhà Trắng cho đến thời điểm này vẫn chưa thể gạt sang bên những bất đồng chính trị xung quanh vấn đề chính sách tài khóa, chi tiêu và thuế để đi đến một thỏa thuận về cắt giảm ngân sách và nâng giới hạn trần nợ.
Báo cáo của IMF cũng cho biết kinh tế Mỹ tăng trưởng vẫn yếu và không bền vững, dự kiến chỉ tăng 2,5% trong năm 2011 và 2,7% trong giai đoạn 2012-2013. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao và thị trường nhà ở ảm đạm sẽ là những trở ngại lớn đối với sự phục hồi của kinh tế Mỹ.
Đánh giá về chính sách lãi suất ở mức rất thấp (gần 0%) của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), IMF cho rằng điều này có thể thích hợp trong một số thời điểm khi nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm.
Tuy nhiên, FED cũng phải sẵn sàng phản ứng quyết liệt nếu tình hình lạm phát trở nên khó kiểm soát./.
(TTXVN/Vietnam+)