Các quan chức Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã bàn thảo ý tưởng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho IMF vay tiền để thể chế tài chính đa phương này có thêm nguồn lực tài chính cứu trợ các nền kinh tế Eurozone đang bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công.
Theo các quan chức châu Âu, đó có thể là một cách "lách" quy định pháp lý đối với ECB bởi trong Luật của Liên minh châu Âu có điều khoản cấm ECB tài trợ cho các chính phủ.
Ý tưởng đó được đưa ra khi cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ đe dọa Italy, thậm chí là Pháp, khiến các nhà hoạch định chính sách Eurozone muốn ECB với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng trung ương tham gia nhiều hơn vào các nỗ lực cứu trợ trong khu vực.
Các nhà kinh tế cho rằng chỉ ECB mới có khả năng đưa ra sự bảo lãnh đáng tin cậy đối với các thị trường do các kế hoạch nâng quy mô của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) lên 1.000 tỷ euro chưa thể sớm trở thành hiện thực.
Pháp đã thẳng thắn kêu gọi ECB đóng góp nhiều hơn vào quỹ EFSF thông qua các nghiệp vụ mua lại trái phiếu thanh khoản. Nhưng Đức vẫn thẳng thừng phản đối do lo ngại sẽ dẫn tới tài trợ cho thâm hụt của chính phủ, đe dọa sự độc lập của ECB và cuối cùng dẫn tới lạm phát cao hơn, nhân tố làm cho các công dân Eurozone trở nên nghèo hơn.
Chính ECB nhắc lại rằng Ngân hàng không thể trở thành người cho vay cuối cùng đối với chính phủ các nước Eurozone mà chính họ trước tiên phải thay đổi các chính sách đã tạo ra nợ nần cao và làm chậm lại tăng trưởng.
Bởi vậy các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận làm thế nào để ECB can thiệp sâu hơn nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng mà không đe dọa sự độc lập. Giải pháp có thể là ECB cho IMF vay tiền thay vì cho chính phủ của bất cứ nước Eurozone.
Điều 23 trong quy chế hoạt động của ECB quy định Ngân hàng có thể tiến hành tất cả các hoạt động giao dịch ngân hàng có liên quan tới nước thứ ba và các tổ chức quốc tế, kể cả các hoạt động cho vay và đi vay.
Sau đó IMF sử dụng tiền vay từ ECB để tài trợ cho các hoạt động cứu trợ khác nhau trong Eurozone hay hợp tác với EFSF. Nguồn tiền từ ECB chuyển sang IMF để cứu trợ cũng giúp xua tan chỉ trích từ các nước thành viên IMF vẫn đứng ngoài Eurozone rằng nguồn tài chính mà các nước thành viên đóng góp cho IMF đang bị các nước Eurozone khá giàu "tận dụng quá mức."
Để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường nợ Eurozone vài tháng qua ECB đã phải mua lại trái phiếu chính phủ một số nước đang ngập trong nợ như Italy hay Bồ Đào Nha trên thị trường thứ cấp- hoạt động có giới hạn về quy mô và mang tính tạm thời.
Cho dù động thái đó được cho là nhằm gây sức ép đòi chính phủ các nước phải cải cách, nhưng một số nhà hoạch định chính sách Eurozone kín tiếng nói rằng chi phí giải quyết khủng hoảng thông qua cách đó là quá tốn kém./.
Theo các quan chức châu Âu, đó có thể là một cách "lách" quy định pháp lý đối với ECB bởi trong Luật của Liên minh châu Âu có điều khoản cấm ECB tài trợ cho các chính phủ.
Ý tưởng đó được đưa ra khi cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ đe dọa Italy, thậm chí là Pháp, khiến các nhà hoạch định chính sách Eurozone muốn ECB với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng trung ương tham gia nhiều hơn vào các nỗ lực cứu trợ trong khu vực.
Các nhà kinh tế cho rằng chỉ ECB mới có khả năng đưa ra sự bảo lãnh đáng tin cậy đối với các thị trường do các kế hoạch nâng quy mô của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) lên 1.000 tỷ euro chưa thể sớm trở thành hiện thực.
Pháp đã thẳng thắn kêu gọi ECB đóng góp nhiều hơn vào quỹ EFSF thông qua các nghiệp vụ mua lại trái phiếu thanh khoản. Nhưng Đức vẫn thẳng thừng phản đối do lo ngại sẽ dẫn tới tài trợ cho thâm hụt của chính phủ, đe dọa sự độc lập của ECB và cuối cùng dẫn tới lạm phát cao hơn, nhân tố làm cho các công dân Eurozone trở nên nghèo hơn.
Chính ECB nhắc lại rằng Ngân hàng không thể trở thành người cho vay cuối cùng đối với chính phủ các nước Eurozone mà chính họ trước tiên phải thay đổi các chính sách đã tạo ra nợ nần cao và làm chậm lại tăng trưởng.
Bởi vậy các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận làm thế nào để ECB can thiệp sâu hơn nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng mà không đe dọa sự độc lập. Giải pháp có thể là ECB cho IMF vay tiền thay vì cho chính phủ của bất cứ nước Eurozone.
Điều 23 trong quy chế hoạt động của ECB quy định Ngân hàng có thể tiến hành tất cả các hoạt động giao dịch ngân hàng có liên quan tới nước thứ ba và các tổ chức quốc tế, kể cả các hoạt động cho vay và đi vay.
Sau đó IMF sử dụng tiền vay từ ECB để tài trợ cho các hoạt động cứu trợ khác nhau trong Eurozone hay hợp tác với EFSF. Nguồn tiền từ ECB chuyển sang IMF để cứu trợ cũng giúp xua tan chỉ trích từ các nước thành viên IMF vẫn đứng ngoài Eurozone rằng nguồn tài chính mà các nước thành viên đóng góp cho IMF đang bị các nước Eurozone khá giàu "tận dụng quá mức."
Để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường nợ Eurozone vài tháng qua ECB đã phải mua lại trái phiếu chính phủ một số nước đang ngập trong nợ như Italy hay Bồ Đào Nha trên thị trường thứ cấp- hoạt động có giới hạn về quy mô và mang tính tạm thời.
Cho dù động thái đó được cho là nhằm gây sức ép đòi chính phủ các nước phải cải cách, nhưng một số nhà hoạch định chính sách Eurozone kín tiếng nói rằng chi phí giải quyết khủng hoảng thông qua cách đó là quá tốn kém./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)