Ngày 18/7, phát biểu nhân chuyến thăm thủ đô Vilnius của Litva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde, bày tỏ sự lạc quan rằng Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ vượt qua khủng hoảng nợ và suy thoái, song cải cách cơ cấu và liên minh ngân hàng là nhân tố chủ chốt mang lại sự hồi phục này.
Bà Lagarde dự báo một tương lai tươi sáng cho châu Âu, cho Eurozone và đồng euro.
Căn cứ vào tiến độ cải cách cơ cấu, dự án liên minh ngân hàng và các dự án khác ở châu Âu, IMF dự báo Eurozone gồm 17 nước thành viên sẽ trở lại tăng trưởng dương với mức tăng 0,9% trong năm 2014 sau khi giảm 0,6% năm 2013.
Theo Tổng Giám đốc IMF, một hệ thống quy định cho ngành ngân hàng trên toàn châu Âu trong tương lai sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ các ngân hàng bị phá sản gây thiệt hại về kinh tế trên diện rộng hơn, điều đã từng xảy ra tại nhiều nước EU trong cuộc khủng hoảng nợ.
Bà Lagarde nhấn mạnh: "Chúng ta không nên quên rằng hầu hết các khu vực sử dụng đồng tiền chung cần nhiều thời gian để tiến tới không chỉ liên minh tiền tệ, liên minh ngân hàng mà còn liên minh tài chính."
Phát biểu của bà Lagarde gợi lại nhận định của Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các vấn đề kinh tế, Olli Rehn, hồi đầu tuần này rằng các nền kinh tế Eurozone đang dần thoát khỏi suy thoái và sẽ tăng trưởng trở lại trong sáu tháng cuối năm nay.
Bà Lagarde, cựu Bộ trưởng tài chính Pháp, cũng hoan nghênh Litva - nước gia nhập EU năm 2004 - vì nỗ lực thực hiện một loạt biện pháp khắc khổ hồi năm 2009 mà hệ quả của nó là GDP của Litva giảm tới 14,8%. Quốc gia Baltic gồm 3 triệu dân này bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010, với GDP tăng 1,4%.
IMF dự báo kinh tế Litva tăng trưởng 2,9% trong năm 2013. Bà Lagarde hoan nghênh các nỗ lực của Litva gia nhập Eurozone vào năm 2015, vì việc chuyển sang sử dụng đồng euro sẽ giúp quốc gia này giảm chi phí đi vay và đảm bảo sự ổn định trong nước./.
Bà Lagarde dự báo một tương lai tươi sáng cho châu Âu, cho Eurozone và đồng euro.
Căn cứ vào tiến độ cải cách cơ cấu, dự án liên minh ngân hàng và các dự án khác ở châu Âu, IMF dự báo Eurozone gồm 17 nước thành viên sẽ trở lại tăng trưởng dương với mức tăng 0,9% trong năm 2014 sau khi giảm 0,6% năm 2013.
Theo Tổng Giám đốc IMF, một hệ thống quy định cho ngành ngân hàng trên toàn châu Âu trong tương lai sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ các ngân hàng bị phá sản gây thiệt hại về kinh tế trên diện rộng hơn, điều đã từng xảy ra tại nhiều nước EU trong cuộc khủng hoảng nợ.
Bà Lagarde nhấn mạnh: "Chúng ta không nên quên rằng hầu hết các khu vực sử dụng đồng tiền chung cần nhiều thời gian để tiến tới không chỉ liên minh tiền tệ, liên minh ngân hàng mà còn liên minh tài chính."
Phát biểu của bà Lagarde gợi lại nhận định của Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các vấn đề kinh tế, Olli Rehn, hồi đầu tuần này rằng các nền kinh tế Eurozone đang dần thoát khỏi suy thoái và sẽ tăng trưởng trở lại trong sáu tháng cuối năm nay.
Bà Lagarde, cựu Bộ trưởng tài chính Pháp, cũng hoan nghênh Litva - nước gia nhập EU năm 2004 - vì nỗ lực thực hiện một loạt biện pháp khắc khổ hồi năm 2009 mà hệ quả của nó là GDP của Litva giảm tới 14,8%. Quốc gia Baltic gồm 3 triệu dân này bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010, với GDP tăng 1,4%.
IMF dự báo kinh tế Litva tăng trưởng 2,9% trong năm 2013. Bà Lagarde hoan nghênh các nỗ lực của Litva gia nhập Eurozone vào năm 2015, vì việc chuyển sang sử dụng đồng euro sẽ giúp quốc gia này giảm chi phí đi vay và đảm bảo sự ổn định trong nước./.
Như Mai (TTXVN)