Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 9/9 tuyên bố IMF mong muốn đóng vai trò trong vạch kế hoạch và giám sát chương trình do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề xuất mua trái phiếu từ các nước thành viên mắc nợ trong Khu vực đồng euro (Eurozone).
Phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Vladivostok - Nga, bà Lagarde khẳng định IMF sẵn sàng giúp đỡ và đáp ứng những yêu cầu của các nước thành viên.
Tuy nhiên, rõ ràng khi tham gia, IMF mong muốn được tham gia cả việc lên kế hoạch và giám sát các chương trình do ECB đề xuất. Ngược lại, IMF cũng không muốn chỉ giám sát mà không chủ động tham gia hoạch định chương trình mua trái phiếu của ECB.
Trước đó, ngày 6/9, ECB thông báo quyết định mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ của các nước thành viên Eurozone đang ngập trong nợ nần, giúp giảm chi phí vay mượn của các nước này.
Theo Chủ tịch ECB Mario Draghi, chương trình mua trái phiếu có tên gọi "Các giao dịch tiền tệ trực tiếp" (OMT) cho phép chấn chỉnh những lộn xộn trên các thị trường trái phiếu chính phủ, theo đó ECB có thể mua trái phiếu chính phủ với khối lượng lớn và thời gian đáo hạn từ 1-3 năm với điều kiện các nước liên quan phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSE)/Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESM).
Ngoài ra, các nước trong Eurozone gặp khó khăn có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ của ECB thông qua một gói cứu trợ toàn diện hoặc một chương trình dự phòng.
Trong khi các nước thành viên Eurozone cùng với sự giúp đỡ của các định chế tài chính toàn cầu nỗ lực để cứu đồng euro, kết quả cuộc thăm dò tại Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone đang mắc nợ cho thấy có hơn 20% số người được hỏi muốn từ bỏ đồng euro và trở lại với đồng nội tệ peseta trước đây. 70% cho biết muốn tiếp tục được ở lại Eurozone và số còn lại chưa quyết định hoặc từ chối trả lời.
Theo kết quả cuộc thăm dò đăng trên nhật báo "El Pais," cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài suốt ba năm qua tại Eurozone đã khiến số người phản đối đồng euro tại Tây Ban Nha và một số nước thành viên khác ngày càng tăng.
Cùng với đó là một số nhà kinh tế lập luận rằng việc từ bỏ đồng tiền chung có thể giúp các quốc gia mắc nợ thúc đẩy tính cạnh tranh và tạo thuận lợi hơn cho các nước mắc nợ sớm trả nợ. Mặc dù vậy, một số nhà phân tích khác lại cảnh báo rằng việc từ bỏ đồng euro có thể phải trả giá đắt khi quyết định này gây ra sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng và lạm phát gia tăng lên mức không thể kiểm soát./.
Phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Vladivostok - Nga, bà Lagarde khẳng định IMF sẵn sàng giúp đỡ và đáp ứng những yêu cầu của các nước thành viên.
Tuy nhiên, rõ ràng khi tham gia, IMF mong muốn được tham gia cả việc lên kế hoạch và giám sát các chương trình do ECB đề xuất. Ngược lại, IMF cũng không muốn chỉ giám sát mà không chủ động tham gia hoạch định chương trình mua trái phiếu của ECB.
Trước đó, ngày 6/9, ECB thông báo quyết định mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ của các nước thành viên Eurozone đang ngập trong nợ nần, giúp giảm chi phí vay mượn của các nước này.
Theo Chủ tịch ECB Mario Draghi, chương trình mua trái phiếu có tên gọi "Các giao dịch tiền tệ trực tiếp" (OMT) cho phép chấn chỉnh những lộn xộn trên các thị trường trái phiếu chính phủ, theo đó ECB có thể mua trái phiếu chính phủ với khối lượng lớn và thời gian đáo hạn từ 1-3 năm với điều kiện các nước liên quan phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSE)/Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESM).
Ngoài ra, các nước trong Eurozone gặp khó khăn có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ của ECB thông qua một gói cứu trợ toàn diện hoặc một chương trình dự phòng.
Trong khi các nước thành viên Eurozone cùng với sự giúp đỡ của các định chế tài chính toàn cầu nỗ lực để cứu đồng euro, kết quả cuộc thăm dò tại Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone đang mắc nợ cho thấy có hơn 20% số người được hỏi muốn từ bỏ đồng euro và trở lại với đồng nội tệ peseta trước đây. 70% cho biết muốn tiếp tục được ở lại Eurozone và số còn lại chưa quyết định hoặc từ chối trả lời.
Theo kết quả cuộc thăm dò đăng trên nhật báo "El Pais," cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài suốt ba năm qua tại Eurozone đã khiến số người phản đối đồng euro tại Tây Ban Nha và một số nước thành viên khác ngày càng tăng.
Cùng với đó là một số nhà kinh tế lập luận rằng việc từ bỏ đồng tiền chung có thể giúp các quốc gia mắc nợ thúc đẩy tính cạnh tranh và tạo thuận lợi hơn cho các nước mắc nợ sớm trả nợ. Mặc dù vậy, một số nhà phân tích khác lại cảnh báo rằng việc từ bỏ đồng euro có thể phải trả giá đắt khi quyết định này gây ra sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng và lạm phát gia tăng lên mức không thể kiểm soát./.
(TTXVN)