Ngày 14/3, Hiệp định mới của Quỹ Tiền tệ quốc tế về vay nợ (NAB) chính thức có hiệu lực quốc tế đã tăng cường nguồn lực tài chính, giúp Quỹ Tiền tệ quốc tế góp phần hiệu quả trong giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo NAB, nguồn vốn cho vay mới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dự kiến tăng gấp 10 lần trước đây, cùng với những cải cách thể chế cho vay, sẽ làm cho NAB trở thành công cụ tài chính linh hoạt hơn và có hiệu lực cao hơn trong xử lý khủng hoảng.
Nguồn vốn của IMF cho các nước thành viên vay sẽ tăng từ 34 tỷ quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 53 tỷ USD, lên 367,5 tỷ SDR, tương đương 576 tỷ USD.
Quá trình cải tổ NAB được thúc đẩy theo sáng kiến của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Hội nghị cấp cao G20 ở London năm 2009, nhằm tăng cường nguồn tài chính của IMF.
IMF nhấn mạnh cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu chưa từng thấy mới đây đã đặt Quỹ này trước thách thức phải tăng cường mạnh mẽ nguồn vốn cho các nước thành viên vay để vượt qua khủng hoảng.
Để đảm bảo cho IMF đáp ứng nhu cầu này, các nhà lãnh đạo G20 tại Hội nghị cấp cao London hồi tháng 4/2009 đã quyết định tài trợ 250 tỷ USD theo các hiệp định vay nợ song phương, giúp tăng nguồn vốn NAB lên hơn 500 tỷ USD, nhằm tạo cho NAB tính linh hoạt hơn nhờ nguồn tài chính cho vay lớn hơn.
Trong thời gian chờ đợi các dàn xếp mới để NAB mở rộng có hiệu lực, nhiều nước G20 đã cam kết nguồn tài chính tín dụng song phương lên tới 300 tỷ USD./.
Theo NAB, nguồn vốn cho vay mới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dự kiến tăng gấp 10 lần trước đây, cùng với những cải cách thể chế cho vay, sẽ làm cho NAB trở thành công cụ tài chính linh hoạt hơn và có hiệu lực cao hơn trong xử lý khủng hoảng.
Nguồn vốn của IMF cho các nước thành viên vay sẽ tăng từ 34 tỷ quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 53 tỷ USD, lên 367,5 tỷ SDR, tương đương 576 tỷ USD.
Quá trình cải tổ NAB được thúc đẩy theo sáng kiến của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Hội nghị cấp cao G20 ở London năm 2009, nhằm tăng cường nguồn tài chính của IMF.
IMF nhấn mạnh cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu chưa từng thấy mới đây đã đặt Quỹ này trước thách thức phải tăng cường mạnh mẽ nguồn vốn cho các nước thành viên vay để vượt qua khủng hoảng.
Để đảm bảo cho IMF đáp ứng nhu cầu này, các nhà lãnh đạo G20 tại Hội nghị cấp cao London hồi tháng 4/2009 đã quyết định tài trợ 250 tỷ USD theo các hiệp định vay nợ song phương, giúp tăng nguồn vốn NAB lên hơn 500 tỷ USD, nhằm tạo cho NAB tính linh hoạt hơn nhờ nguồn tài chính cho vay lớn hơn.
Trong thời gian chờ đợi các dàn xếp mới để NAB mở rộng có hiệu lực, nhiều nước G20 đã cam kết nguồn tài chính tín dụng song phương lên tới 300 tỷ USD./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)