Trong bài phát biểu tại Viện Brookings (đặt trụ sở ở Washington), người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde cảnh báo kinh tế thế giới có thể tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến cách đây 1 tháng.
Hồi tháng 4/2013, IMF dự báo kinh tế thế giới ước tăng trưởng 3,3% trong năm 2013. Nhưng nay, Giám đốc điều hành IMF đánh giá khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu là "mong manh và không đồng đều."
Hôm 4/6, IMF đã hạ nhẹ dự báo về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp. Trước đó một ngày, IMF đã giảm một nửa con số dự báo về tốc độ tăng trưởng của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - xuống chỉ còn 0,3%.
Cuối tháng Năm vừa qua, IMF cũng điều chỉnh hạ dự báo đối với Trung Quốc - động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu - xuống còn khoảng 7,75-8%.
Theo bà Lagarde, kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm hơn.
Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) - với 6 quý suy thoái liên tiếp - vẫn là "trung tâm" gây lo lắng. Trong khi đó, kinh tế Mỹ cũng không vận hành tốt vì ngân sách của chính phủ tự động cắt giảm.
Bà Lagarde kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực và phối hợp hành động về chính sách, trong bối cảnh những số liệu gần đây cho thấy sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đang đi xuống.
Nhận xét về kinh tế Nhật Bản, bà Lagarde tỏ ý khen ngợi chính sách nới lỏng tiền tệ của nước này, nhưng cảnh báo Nhật Bản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước.
Nhật Bản cần tiến hành các biện pháp để cân bằng chính sách tài chính, trong đó có việc tăng thuế tiêu thụ, mở cửa khu vực dịch vụ và nông nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động./.
Hồi tháng 4/2013, IMF dự báo kinh tế thế giới ước tăng trưởng 3,3% trong năm 2013. Nhưng nay, Giám đốc điều hành IMF đánh giá khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu là "mong manh và không đồng đều."
Hôm 4/6, IMF đã hạ nhẹ dự báo về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp. Trước đó một ngày, IMF đã giảm một nửa con số dự báo về tốc độ tăng trưởng của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - xuống chỉ còn 0,3%.
Cuối tháng Năm vừa qua, IMF cũng điều chỉnh hạ dự báo đối với Trung Quốc - động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu - xuống còn khoảng 7,75-8%.
Theo bà Lagarde, kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm hơn.
Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) - với 6 quý suy thoái liên tiếp - vẫn là "trung tâm" gây lo lắng. Trong khi đó, kinh tế Mỹ cũng không vận hành tốt vì ngân sách của chính phủ tự động cắt giảm.
Bà Lagarde kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực và phối hợp hành động về chính sách, trong bối cảnh những số liệu gần đây cho thấy sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đang đi xuống.
Nhận xét về kinh tế Nhật Bản, bà Lagarde tỏ ý khen ngợi chính sách nới lỏng tiền tệ của nước này, nhưng cảnh báo Nhật Bản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước.
Nhật Bản cần tiến hành các biện pháp để cân bằng chính sách tài chính, trong đó có việc tăng thuế tiêu thụ, mở cửa khu vực dịch vụ và nông nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động./.
Hương Giang (TTXVN)