Phát biểu tại cuộc họp Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bàn về chương trình làm việc trong thời gian tới, Giám đốc điều hành Quỹ này, Dominique Strauss-Kahn, nói rằng IMF sẽ dành mọi ưu tiên để đảm bảo đà hồi phục của kinh tế toàn cầu, đồng thời nỗ lực cải tổ công tác quản lý của quỹ.
Theo ông Kahn, những sự kiện diễn ra trên thế giới trong thời gian gần đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy kinh tế thế giới vẫn rất dễ bị tổn thương và công việc quan trọng mà IMF cần làm là hỗ trợ duy trì đà hồi phục của kinh tế toàn cầu và phòng tránh khủng hoảng trong tương lai.
Để thực hiện mục tiêu này, IMF phải thích ứng với những thách thức mới và đảm bảo rằng họ đang nắm trong tay những công cụ phù hợp nhất nhằm làm dịu bớt những nguy cơ đe dọa sự ổn định toàn cầu. Nếu những nỗ lực chống khủng hoảng không đủ, các công cụ quyền lực của IMF sẽ giúp khôi phục lòng tin.
Trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu và ổn định tài chính toàn cầu, IMF cho biết sẽ tăng cường đối thoại với các nền kinh tế thành viên. IMF sẽ sàng lọc khả năng, xác định tính dễ bị tổn thương của mỗi quốc gia một cách sớm nhất có thể để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Bên cạnh đó, IMF sẽ tiếp tục hỗ trợ Cơ chế hành động tương hỗ của G-20. Theo IMF, các nước có thu nhập thấp (LIC) sẽ vẫn được đặt vào vị trí ưu tiên giúp đỡ của quỹ này./.
Theo ông Kahn, những sự kiện diễn ra trên thế giới trong thời gian gần đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy kinh tế thế giới vẫn rất dễ bị tổn thương và công việc quan trọng mà IMF cần làm là hỗ trợ duy trì đà hồi phục của kinh tế toàn cầu và phòng tránh khủng hoảng trong tương lai.
Để thực hiện mục tiêu này, IMF phải thích ứng với những thách thức mới và đảm bảo rằng họ đang nắm trong tay những công cụ phù hợp nhất nhằm làm dịu bớt những nguy cơ đe dọa sự ổn định toàn cầu. Nếu những nỗ lực chống khủng hoảng không đủ, các công cụ quyền lực của IMF sẽ giúp khôi phục lòng tin.
Trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu và ổn định tài chính toàn cầu, IMF cho biết sẽ tăng cường đối thoại với các nền kinh tế thành viên. IMF sẽ sàng lọc khả năng, xác định tính dễ bị tổn thương của mỗi quốc gia một cách sớm nhất có thể để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Bên cạnh đó, IMF sẽ tiếp tục hỗ trợ Cơ chế hành động tương hỗ của G-20. Theo IMF, các nước có thu nhập thấp (LIC) sẽ vẫn được đặt vào vị trí ưu tiên giúp đỡ của quỹ này./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)