Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy cải tổ mạng an toàn tài chính quốc tế trong bối cảnh quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn mong manh và không một khu vực nào trên thế giới miễn dịch trước nguy cơ tái diễn suy thoái kinh tế.
Tại Hội thảo chung giữa IMF và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Phó Tổng Giám đốc IMF, Naoyuki Shinohara, nêu rõ mạng an toàn tài chính quốc tế hỗ trợ tài chính cho bất cứ nước nào không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ với bên ngoài.
Sự hỗ trợ như vậy bao gồm bốn tầng nấc gồm tự bảo hiểm nhờ các nguồn dự trữ được tích luỹ trong thời kỳ hưng thịnh kinh tế; các hiệp định hỗ trợ song phương như hiệp định trao đổi tiền tệ giữa 2 ngân hàng trung ương; các thể chế tín dụng khu vực ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh; và cuối cùng là các dàn xếp đa phương trong đó IMF là trọng tâm.
Bốn hình thức đa dạng này cùng tồn tại tạo thành mạng an toàn tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, mạng an toàn tài chính quốc tế này đã bị khủng hoảng kinh tế và tài chính quốc tế cũng như các sự kiện kinh tế đau đớn khác làm biến đổi và chính cải tổ mạng này nhằm lấp đầy các khoảng cách và lỗ hổng của hệ thống không còn hoạt động đúng chức năng của nó.
Phó Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh thách thức đối với sự cải tổ này là tìm được các giải pháp có thể cung cấp sự hỗ trợ tài chính cần thiết cho các nước mà không gây ra những hậu quả làm khủng hoảng trầm trọng hơn bởi các chính sách thiếu thận trọng.
Các dàn xếp tài chính khu vực có lợi thế đặc biệt vì các quan hệ kinh tế chặt chẽ gắn các nước cho vay và nước vay.
IMF cũng nỗ lực hạn chế những rủi ro đạo đức thông qua thiết kế các tiện nghi tín dụng riêng đối với các nước có chính sách tài chính tiền tệ khác nhau.
Cuộc hội thảo chung giữa IMF và ADB mở ra cơ hội đánh giá hiệu quả mạng an toàn tài chính quốc tế hiện hành cũng như hiệu quả của những biện pháp đổi mới mạng này trong đó phát triển đáng chú ý nhất là xu hướng tăng cường phối hợp lớn hơn và đồng tài trợ thông qua các tầng nấc khác nhau của mạng an toàn tài chính quốc tế.
Trên bình diện khu vực, Phó Tổng Giám đốc IMF hoan nghênh tầm nhìn xa của các nước ASEAN+3 khi khối nước này tăng gấp đôi dự trữ ngoại tệ lên 240 tỷ USD và phối hợp hành động với IMF tăng cường mạng an toàn tài chính toàn cầu của khu vực để phòng ngừa nguy cơ các nước thuộc khối này rơi vào khủng hoảng.
Trên bình diện toàn cầu ông hoan nghênh hành động tăng nguồn tín dụng của IMF lên 430 tỷ USD thông qua thoả thuận 2 tuần trước đây giữa các nước G20 với các nước thành viên khác của IMF.
Nguồn tín dụng được tăng cường này đã giúp củng cố bức tường lửa của IMF và ngăn ngừa bất cứ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nào./.
Tại Hội thảo chung giữa IMF và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Phó Tổng Giám đốc IMF, Naoyuki Shinohara, nêu rõ mạng an toàn tài chính quốc tế hỗ trợ tài chính cho bất cứ nước nào không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ với bên ngoài.
Sự hỗ trợ như vậy bao gồm bốn tầng nấc gồm tự bảo hiểm nhờ các nguồn dự trữ được tích luỹ trong thời kỳ hưng thịnh kinh tế; các hiệp định hỗ trợ song phương như hiệp định trao đổi tiền tệ giữa 2 ngân hàng trung ương; các thể chế tín dụng khu vực ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh; và cuối cùng là các dàn xếp đa phương trong đó IMF là trọng tâm.
Bốn hình thức đa dạng này cùng tồn tại tạo thành mạng an toàn tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, mạng an toàn tài chính quốc tế này đã bị khủng hoảng kinh tế và tài chính quốc tế cũng như các sự kiện kinh tế đau đớn khác làm biến đổi và chính cải tổ mạng này nhằm lấp đầy các khoảng cách và lỗ hổng của hệ thống không còn hoạt động đúng chức năng của nó.
Phó Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh thách thức đối với sự cải tổ này là tìm được các giải pháp có thể cung cấp sự hỗ trợ tài chính cần thiết cho các nước mà không gây ra những hậu quả làm khủng hoảng trầm trọng hơn bởi các chính sách thiếu thận trọng.
Các dàn xếp tài chính khu vực có lợi thế đặc biệt vì các quan hệ kinh tế chặt chẽ gắn các nước cho vay và nước vay.
IMF cũng nỗ lực hạn chế những rủi ro đạo đức thông qua thiết kế các tiện nghi tín dụng riêng đối với các nước có chính sách tài chính tiền tệ khác nhau.
Cuộc hội thảo chung giữa IMF và ADB mở ra cơ hội đánh giá hiệu quả mạng an toàn tài chính quốc tế hiện hành cũng như hiệu quả của những biện pháp đổi mới mạng này trong đó phát triển đáng chú ý nhất là xu hướng tăng cường phối hợp lớn hơn và đồng tài trợ thông qua các tầng nấc khác nhau của mạng an toàn tài chính quốc tế.
Trên bình diện khu vực, Phó Tổng Giám đốc IMF hoan nghênh tầm nhìn xa của các nước ASEAN+3 khi khối nước này tăng gấp đôi dự trữ ngoại tệ lên 240 tỷ USD và phối hợp hành động với IMF tăng cường mạng an toàn tài chính toàn cầu của khu vực để phòng ngừa nguy cơ các nước thuộc khối này rơi vào khủng hoảng.
Trên bình diện toàn cầu ông hoan nghênh hành động tăng nguồn tín dụng của IMF lên 430 tỷ USD thông qua thoả thuận 2 tuần trước đây giữa các nước G20 với các nước thành viên khác của IMF.
Nguồn tín dụng được tăng cường này đã giúp củng cố bức tường lửa của IMF và ngăn ngừa bất cứ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nào./.
Anh Tuấn (TTXVN)