Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tỏ ý tin tưởng rằng kết quả tích cực của cuộc đàm phán giữa "bộ ba" chủ nợ quốc tế (gồm IMF, Ngân hàng trung ương châu Âu và Liên minh châu Âu) với Chính phủ Hy Lạp về các kế hoạch cắt giảm thâm hụt sẽ cho phép Athens nhận tiếp đợt giải ngân thứ 6 trị giá 8 tỷ euro vốn bị trì hoãn do các bất đồng trước đây.
Ông Antonio Borges, Giám đốc IMF phụ trách khu vực châu Âu, lạc quan nói với báo giới tại Brussels: "Chúng tôi tin tưởng các cuộc thương lượng sẽ đi đến phần kết tích cực."
Hy Lạp cần được sự chấp thuận của "bộ ba" chủ nợ quốc tế trước khi được giải ngân thêm 8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro được thông qua hồi tháng 5 năm ngoái. Từ ngày 26/9, đoàn kiểm toán của EU và IMF đã trở lại Athens để đánh giá tiến độ cải cách ở Hy Lạp sau khi gián đoạn hồi tháng trước.
Tuy nhiên, ông Borges lại cho rằng chưa cần vội vã quyết định thực hiện đợt giải ngân tiếp theo vì từ nay tới tháng 12 Athens chưa phải đối mặt với đợt thanh toán trái phiếu lớn nào.
Theo ông, thông điệp chính mà IMF đưa ra là không cần vội vã, mà cần thận trọng khi thương lượng. Ngoài ra, ông còn cảnh báo gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp được nhất trí hồi tháng 7 năm nay tại Brussels phụ thuộc vào thành công của gói cứu trợ thứ nhất.
Ông Borges còn khẳng định người Hy Lạp đang nắm trong tay tương lai của đất nước, nhưng cần có "một chương trình khắc khổ mới" tập trung nhiều hơn vào giải pháp bền vững trong giải quyết nợ công và khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Theo giới phân tích, sự chần chừ của IMF được cho là gia tăng áp lực đối với Hy Lạp vì Athens đã thông báo chỉ còn đủ tiền trả lương và trợ cấp hưu trí đến giữa tháng 12, nếu như không được giải ngân ngay khoản cứu trợ 8 tỷ euro nói trên.
Trong khi đó Thủ tướng Đức Angela Merkel tái khẳng định Hy Lạp phải tiếp tục là thành viên khối 17 nước sử dụng đồng tiền chung euro và phải được tạo cơ hội để cải thiện tình hình tài chính công cũng như triển vọng kinh tế, cho dù Athens đang hết sức chật vật chèo lái nền kinh tế bên bờ vực vỡ nợ./.
Ông Antonio Borges, Giám đốc IMF phụ trách khu vực châu Âu, lạc quan nói với báo giới tại Brussels: "Chúng tôi tin tưởng các cuộc thương lượng sẽ đi đến phần kết tích cực."
Hy Lạp cần được sự chấp thuận của "bộ ba" chủ nợ quốc tế trước khi được giải ngân thêm 8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro được thông qua hồi tháng 5 năm ngoái. Từ ngày 26/9, đoàn kiểm toán của EU và IMF đã trở lại Athens để đánh giá tiến độ cải cách ở Hy Lạp sau khi gián đoạn hồi tháng trước.
Tuy nhiên, ông Borges lại cho rằng chưa cần vội vã quyết định thực hiện đợt giải ngân tiếp theo vì từ nay tới tháng 12 Athens chưa phải đối mặt với đợt thanh toán trái phiếu lớn nào.
Theo ông, thông điệp chính mà IMF đưa ra là không cần vội vã, mà cần thận trọng khi thương lượng. Ngoài ra, ông còn cảnh báo gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp được nhất trí hồi tháng 7 năm nay tại Brussels phụ thuộc vào thành công của gói cứu trợ thứ nhất.
Ông Borges còn khẳng định người Hy Lạp đang nắm trong tay tương lai của đất nước, nhưng cần có "một chương trình khắc khổ mới" tập trung nhiều hơn vào giải pháp bền vững trong giải quyết nợ công và khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Theo giới phân tích, sự chần chừ của IMF được cho là gia tăng áp lực đối với Hy Lạp vì Athens đã thông báo chỉ còn đủ tiền trả lương và trợ cấp hưu trí đến giữa tháng 12, nếu như không được giải ngân ngay khoản cứu trợ 8 tỷ euro nói trên.
Trong khi đó Thủ tướng Đức Angela Merkel tái khẳng định Hy Lạp phải tiếp tục là thành viên khối 17 nước sử dụng đồng tiền chung euro và phải được tạo cơ hội để cải thiện tình hình tài chính công cũng như triển vọng kinh tế, cho dù Athens đang hết sức chật vật chèo lái nền kinh tế bên bờ vực vỡ nợ./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)