Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BSP) cho biết áp lực tiền tệ của nước này đã dịu bớt, do lạm phát hàng tháng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, sau khi giá hàng hóa đã tăng lên mức đỉnh trong tháng ăn chay Ramadan và tuần lễ Năm mới Idul Fitri của người Hồi giáo.
Theo BSP, so với cùng kỳ năm 2011, giá tiêu dùng ở Indonesia đã tăng 4,31% trong tháng 9/2012, thấp hơn mức tăng 4,58% trong tháng trước đó, và tỷ lệ lạm phát trong 9 tháng đầu năm nay là 3,49%.
Như vậy, giá tiêu dùng ở Indonesia đã chỉ tăng 0,01% trong tháng 9/2012, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 0,9% trong tháng trước đó, giúp gi ảm áp lực buộc cơ quan tiền tệ phải thắt chặt nguồn cung tiền.
Chuyên gia kinh tế Eric Sugandi thuộc ngân hàng Standard Chartered cho rằng với xu hướng lạm phát hiện nay, Indonesia có thể đáp ứng mục tiêu biên độ lạm phát 4,5-5,5% mà Ngân hàng trung ương nước này đặt ra cho năm 2012.
Động thái đó cùng với việc chính phủ có thể chưa tăng giá nhiên liệu được trợ giá trong năm nay, sẽ cho phép Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) có thể duy trì tỷ lệ lãi suất thấp 5,75% hiện nay - vốn đã được áp dụng trong 7 tháng liên tiếp, cho đến hết năm 2012.
Tuy nhiên, ông Eric Sugandi lưu ý rằng việc duy trì lãi suất ở mức thấp có thể làm tăng áp lực lên đồng nội tệ rupiah, nên BI có thể sử dụng tỷ lệ Fasbi (deposit facility) để quản lý lạm phát và giảm bớt áp lực tiềm năng về tài khoản vãng lai.
Trong tháng 8/2012, để đối phó với áp lực thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng, BI đã tăng 0,25% tỷ lệ Fasbi lên 4% nhằm thu hút các quỹ nước ngoài và giúp duy trì đồng nội tệ.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia đã tăng từ 3,2 tỷ USD trong quý 1 lên 6,9 tỷ USD trong quý 2/2012, chủ yếu do nhập khẩu tăng đột biến, nhất là nguyên vật liệu, hàng hóa trung gian và hàng hóa. Trong khi xuất khẩu chậm lại do nhu cầu từ các thị trường đối tác thương mại chủ chốt bị thu hẹp vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính.
BI cũng đã nới lỏng quy định về thời gian bảo hiểm giao dịch ngoại hối của các nhà đầu tư ở nước ngoài, từ 3 tháng xuống mức tối thiểu là một tuần, nhằm tăng tính linh hoạt và giảm nguy cơ cho các nhà đầu tư.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây đã khuyến cáo Indonesia nên thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tiêu thụ nội địa mạnh mẽ, đồng thời dự báo kinh tế đất nước “Vạn Đảo” có thể tăng trưởng 6,2% năm 2013, cao hơn so với mức ước đạt 6% năm 2012, và tỷ lệ lạm phát trong cùng kỳ là 4,7% và 4,2%./.
Theo BSP, so với cùng kỳ năm 2011, giá tiêu dùng ở Indonesia đã tăng 4,31% trong tháng 9/2012, thấp hơn mức tăng 4,58% trong tháng trước đó, và tỷ lệ lạm phát trong 9 tháng đầu năm nay là 3,49%.
Như vậy, giá tiêu dùng ở Indonesia đã chỉ tăng 0,01% trong tháng 9/2012, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 0,9% trong tháng trước đó, giúp gi ảm áp lực buộc cơ quan tiền tệ phải thắt chặt nguồn cung tiền.
Chuyên gia kinh tế Eric Sugandi thuộc ngân hàng Standard Chartered cho rằng với xu hướng lạm phát hiện nay, Indonesia có thể đáp ứng mục tiêu biên độ lạm phát 4,5-5,5% mà Ngân hàng trung ương nước này đặt ra cho năm 2012.
Động thái đó cùng với việc chính phủ có thể chưa tăng giá nhiên liệu được trợ giá trong năm nay, sẽ cho phép Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) có thể duy trì tỷ lệ lãi suất thấp 5,75% hiện nay - vốn đã được áp dụng trong 7 tháng liên tiếp, cho đến hết năm 2012.
Tuy nhiên, ông Eric Sugandi lưu ý rằng việc duy trì lãi suất ở mức thấp có thể làm tăng áp lực lên đồng nội tệ rupiah, nên BI có thể sử dụng tỷ lệ Fasbi (deposit facility) để quản lý lạm phát và giảm bớt áp lực tiềm năng về tài khoản vãng lai.
Trong tháng 8/2012, để đối phó với áp lực thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng, BI đã tăng 0,25% tỷ lệ Fasbi lên 4% nhằm thu hút các quỹ nước ngoài và giúp duy trì đồng nội tệ.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia đã tăng từ 3,2 tỷ USD trong quý 1 lên 6,9 tỷ USD trong quý 2/2012, chủ yếu do nhập khẩu tăng đột biến, nhất là nguyên vật liệu, hàng hóa trung gian và hàng hóa. Trong khi xuất khẩu chậm lại do nhu cầu từ các thị trường đối tác thương mại chủ chốt bị thu hẹp vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính.
BI cũng đã nới lỏng quy định về thời gian bảo hiểm giao dịch ngoại hối của các nhà đầu tư ở nước ngoài, từ 3 tháng xuống mức tối thiểu là một tuần, nhằm tăng tính linh hoạt và giảm nguy cơ cho các nhà đầu tư.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây đã khuyến cáo Indonesia nên thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tiêu thụ nội địa mạnh mẽ, đồng thời dự báo kinh tế đất nước “Vạn Đảo” có thể tăng trưởng 6,2% năm 2013, cao hơn so với mức ước đạt 6% năm 2012, và tỷ lệ lạm phát trong cùng kỳ là 4,7% và 4,2%./.
Việt Tú (TTXVN)