Bộ Thương mại Indonesia, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) hồi tháng 12/2012, đã đưa ra các mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội và thép tấm cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan và Việt Nam.
Trong đó, các công ty Đài Loan chịu mức thuế chống bán phá giá thấp nhất 5,9%, các công ty Trung Quốc bị áp mức cao nhất, lên tới 74%.
KADI bắt đầu tiến hành điều tra hành vi bán phá giá thép cuộn cán nguội và thép tấm cán nguội nhập khẩu từ tháng 6/2011 theo cáo buộc của công ty thép PT Krakatau Steel lớn nhất Indonesia.
Sau quá trình điều tra, KADI đã đề nghị Bộ Thương mại xem xét áp mức thuế chống phá giá từ 10%-68% với các công ty thép đến từ các nước trên, với lý do các sản phẩm nhập khẩu bán phá giá khiến các công ty thép Indonesia phải bán với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất, dẫn tới nguy cơ phá sản.
Theo thủ tục, KADI đệ trình báo cáo kết quả điều tra lên Bộ Thương mại xem xét.
Nếu được thông qua, Bộ Tài chính sẽ tiến hành áp dụng mức thuế chống bán phá giá theo đề nghị của Bộ Thương mại. Các biện pháp chống phá giá có thể được áp dụng tối đa là 5 năm để bồi thường thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh nhu cầu thép của châu Âu giảm mạnh, các nhà sản xuất thép Indonesia bị cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp thép nước ngoài ngay tại thị trường trong nước.
Do đó, Indonesia đang có xu hướng siết chặt các mặt hàng thép nhập khẩu.
Tháng 10/2012, Bộ Tài chính Indonesia đã áp thuế chống bán phá giá 10,47% đối với sắt cuộn cán nóng và thép tấm cán nóng từ Trung Quốc, và ở các mức 12,33% và 12,5% với các sản phẩm tương tự từ Singapore và Ukraine./.
Trong đó, các công ty Đài Loan chịu mức thuế chống bán phá giá thấp nhất 5,9%, các công ty Trung Quốc bị áp mức cao nhất, lên tới 74%.
KADI bắt đầu tiến hành điều tra hành vi bán phá giá thép cuộn cán nguội và thép tấm cán nguội nhập khẩu từ tháng 6/2011 theo cáo buộc của công ty thép PT Krakatau Steel lớn nhất Indonesia.
Sau quá trình điều tra, KADI đã đề nghị Bộ Thương mại xem xét áp mức thuế chống phá giá từ 10%-68% với các công ty thép đến từ các nước trên, với lý do các sản phẩm nhập khẩu bán phá giá khiến các công ty thép Indonesia phải bán với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất, dẫn tới nguy cơ phá sản.
Theo thủ tục, KADI đệ trình báo cáo kết quả điều tra lên Bộ Thương mại xem xét.
Nếu được thông qua, Bộ Tài chính sẽ tiến hành áp dụng mức thuế chống bán phá giá theo đề nghị của Bộ Thương mại. Các biện pháp chống phá giá có thể được áp dụng tối đa là 5 năm để bồi thường thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh nhu cầu thép của châu Âu giảm mạnh, các nhà sản xuất thép Indonesia bị cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp thép nước ngoài ngay tại thị trường trong nước.
Do đó, Indonesia đang có xu hướng siết chặt các mặt hàng thép nhập khẩu.
Tháng 10/2012, Bộ Tài chính Indonesia đã áp thuế chống bán phá giá 10,47% đối với sắt cuộn cán nóng và thép tấm cán nóng từ Trung Quốc, và ở các mức 12,33% và 12,5% với các sản phẩm tương tự từ Singapore và Ukraine./.
Ngọc Hiệp (TTXVN)