Phát biểu tại một cuộc hội thảo cuối tuần qua tại Bandung, tỉnh Tây Java, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Hidayat cho biết chín mặt hàng của nước này hiện đã sẵn sàng cạnh tranh với sản phẩm của các nước thành viên khác trên thị trường tự do khu vực Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2015.
Theo ông Hidayat, chín mặt hàng, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm dầu cọ thô (CPO), ca cao và cao su; cá và các sản phẩm thủy sản chế biến; hàng dệt may và các sản phẩm dệt may; giày dép, da và sản phẩm da và đồ nội thất, sẽ được ưu tiên để tham gia vào thị trường tự do ASEAN.
Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Indonesia có sức cạnh tranh tương đối mạnh là thực phẩm và đồ uống, phân bón và hóa dầu, máy móc, thiết bị, kim loại cơ bản, thép và sắt, trong khi nhiều mặt hàng công nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao, trong đó có các sản phẩm như ôtô, hàng điện tử, ximăng, hàng may mặc, giày dép, thực phẩm và đồ uống và đồ nội thất vẫn đang đối mặt với sức ép mạnh mẽ và phải tăng cường tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường trong nước trước các sản phẩm cùng loại nhập khẩu có giá rẻ hơn từ các nước bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Hidayat cũng đã thẳng thắn thừa nhận mối lo ngại về sự sẵn sàng của các ngành kinh tế của Indonesia cho cuộc cạnh tranh mở trong một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hội nhập vào năm 2015. Đồng thời, Bộ trưởng Hidayat cho rằng chính phủ nước này sẽ phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng để Indonesia không bị bất lợi và khai thác được tối đa những lợi ích mà AEC đem lại.
Ông Hidayat nhấn mạnh rằng AEC 2015 cũng sẽ tạo ra cơ hội thị trường, thúc đẩy đầu tư và thành lập liên doanh để tạo điều kiện tiếp cận các nguyên vật liệu cơ bản, và Bộ Công nghiệp Indonesia sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc xã hội hóa trong công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng khả năng năng lực và quy mô của các doanh nghiệp trong nước./.
Theo ông Hidayat, chín mặt hàng, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm dầu cọ thô (CPO), ca cao và cao su; cá và các sản phẩm thủy sản chế biến; hàng dệt may và các sản phẩm dệt may; giày dép, da và sản phẩm da và đồ nội thất, sẽ được ưu tiên để tham gia vào thị trường tự do ASEAN.
Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Indonesia có sức cạnh tranh tương đối mạnh là thực phẩm và đồ uống, phân bón và hóa dầu, máy móc, thiết bị, kim loại cơ bản, thép và sắt, trong khi nhiều mặt hàng công nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao, trong đó có các sản phẩm như ôtô, hàng điện tử, ximăng, hàng may mặc, giày dép, thực phẩm và đồ uống và đồ nội thất vẫn đang đối mặt với sức ép mạnh mẽ và phải tăng cường tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường trong nước trước các sản phẩm cùng loại nhập khẩu có giá rẻ hơn từ các nước bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Hidayat cũng đã thẳng thắn thừa nhận mối lo ngại về sự sẵn sàng của các ngành kinh tế của Indonesia cho cuộc cạnh tranh mở trong một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hội nhập vào năm 2015. Đồng thời, Bộ trưởng Hidayat cho rằng chính phủ nước này sẽ phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng để Indonesia không bị bất lợi và khai thác được tối đa những lợi ích mà AEC đem lại.
Ông Hidayat nhấn mạnh rằng AEC 2015 cũng sẽ tạo ra cơ hội thị trường, thúc đẩy đầu tư và thành lập liên doanh để tạo điều kiện tiếp cận các nguyên vật liệu cơ bản, và Bộ Công nghiệp Indonesia sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc xã hội hóa trong công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng khả năng năng lực và quy mô của các doanh nghiệp trong nước./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)