Trong nửa đầu năm nay, Indonesia đã không ký thêm hợp đồng mới về nhập khẩu gạo mà chỉ thực hiện nốt các hợp đồng đã ký trong năm ngoái.
Tuy nhiên, tình hình này sẽ thay đổi trong nửa cuối năm nay, song số lượng nhập có thể thấp hơn những năm trước đây.
Đảm bảo an ninh và chủ quyền lương thực là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Indonesia với mục tiêu tự đảm bảo lương thực vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm 2015.
Trong khi đó, nhập khẩu gạo đang là một vấn đề hết sức nhạy cảm tại quốc gia quần đảo này, do một số tỉnh sản xuất nông nghiệp chủ chốt chỉ trích Chính phủ và Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) đã không quan tâm thu mua lượng lúa gạo dư thừa trong nước mà vẫn nhập khẩu quá nhiều, gây khó khăn cho nông dân.
Giám đốc điều hành Bulog, Sutarto Alimoeso cho biết, từ đầu năm đến nay Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã có các cuộc họp riêng hàng tháng về vấn đề xuất nhập khẩu với lãnh đạo các Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Bulog, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề như hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ngày một tăng gây khó khăn lớn cho các nhà sản xuất nội địa, thu mua lương thực trong nước và nhập khẩu gạo.
Mặc dù trong năm 2011, Bulog đã nhập khẩu trên 1 triệu tấn gạo, chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan, song trong nửa đầu năm nay, nước này vẫn chưa ký thêm một hợp đồng nhập khẩu gạo nào mới.
Ông Sutarto Alimoeso nói rằng, Bulog vẫn quan tâm đến nguồn cung gạo trong nước và nhập khẩu gạo là nhằm đảm bảo đủ dự trữ cho an ninh lương thực quốc gia.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng việc thu mua gạo trong nước đối mặt với một khó khăn lớn là chi phí vận tải quá cao do Indonesia là đất nước quần đảo, khiến chi phí hậu cần chiếm tới 25-30% giá thành, nên mua gạo của nông dân và bán lại cho người nghèo với giá hỗ trợ sẽ khiến ngân sách hàng năm thâm hụt thêm hàng nghìn tỷ rupiah, trong khi gạo nhập khẩu tính cả phí vận chuyển có giá rẻ hơn.
Hiện Indonesia đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch nên hoạt động nhập khẩu gạo tạm được gác lại. Tuy vậy, giống như các năm trước đây thường nhập khẩu với số lượng lớn trong nửa cuối năm, Bulog sẽ nhập khẩu gạo trong nửa cuối năm nay, nhưng số lượng có thể không nhiều, do Cơ quan Khí tượng, Khí Hậu, và Địa vật lý Quốc gia Indonesia (BMKG) dự báo mùa khô vào cuối năm nay của nước này sẽ không quá gay gắt.
Phó giám đốc BMKG, Widada Sulistya cho biết, khoảng 65% trong 342 vùng trong cả nước của Indonesia đã bước vào mùa khô, như Java, Nam Sumatra, Lampung, Đông và Tây Nusa Tenggara song 35% còn lại vẫn đang trong mùa mưa, như Bắc Sumatra, Riau, Kalimantan Bắc và Nam Maluku.
Theo BMKG, các yếu tố như ảnh hưởng của gió mùa Đông ở Australia khá yếu, ảnh hưởng của La Nina và El Nino ở mức bình thường, các vùng đại dương quanh Indonesia vẫn còn khá ấm áp và đủ mạnh để cung cấp hơi nước sẽ đem lại tiềm năng mưa cho đất nước vạn đảo ngay cả trong mùa khô.
Hai mùa mưa và mùa khô năm nay ở Indonesia có xu hướng không quá cực đoan, không có hạn hán khắc nghiệt ở bất cứ vùng nào trong cả nước như từng xẩy ra năm 2007. Và đây là những điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp./.
Tuy nhiên, tình hình này sẽ thay đổi trong nửa cuối năm nay, song số lượng nhập có thể thấp hơn những năm trước đây.
Đảm bảo an ninh và chủ quyền lương thực là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Indonesia với mục tiêu tự đảm bảo lương thực vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm 2015.
Trong khi đó, nhập khẩu gạo đang là một vấn đề hết sức nhạy cảm tại quốc gia quần đảo này, do một số tỉnh sản xuất nông nghiệp chủ chốt chỉ trích Chính phủ và Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) đã không quan tâm thu mua lượng lúa gạo dư thừa trong nước mà vẫn nhập khẩu quá nhiều, gây khó khăn cho nông dân.
Giám đốc điều hành Bulog, Sutarto Alimoeso cho biết, từ đầu năm đến nay Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã có các cuộc họp riêng hàng tháng về vấn đề xuất nhập khẩu với lãnh đạo các Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Bulog, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề như hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ngày một tăng gây khó khăn lớn cho các nhà sản xuất nội địa, thu mua lương thực trong nước và nhập khẩu gạo.
Mặc dù trong năm 2011, Bulog đã nhập khẩu trên 1 triệu tấn gạo, chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan, song trong nửa đầu năm nay, nước này vẫn chưa ký thêm một hợp đồng nhập khẩu gạo nào mới.
Ông Sutarto Alimoeso nói rằng, Bulog vẫn quan tâm đến nguồn cung gạo trong nước và nhập khẩu gạo là nhằm đảm bảo đủ dự trữ cho an ninh lương thực quốc gia.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng việc thu mua gạo trong nước đối mặt với một khó khăn lớn là chi phí vận tải quá cao do Indonesia là đất nước quần đảo, khiến chi phí hậu cần chiếm tới 25-30% giá thành, nên mua gạo của nông dân và bán lại cho người nghèo với giá hỗ trợ sẽ khiến ngân sách hàng năm thâm hụt thêm hàng nghìn tỷ rupiah, trong khi gạo nhập khẩu tính cả phí vận chuyển có giá rẻ hơn.
Hiện Indonesia đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch nên hoạt động nhập khẩu gạo tạm được gác lại. Tuy vậy, giống như các năm trước đây thường nhập khẩu với số lượng lớn trong nửa cuối năm, Bulog sẽ nhập khẩu gạo trong nửa cuối năm nay, nhưng số lượng có thể không nhiều, do Cơ quan Khí tượng, Khí Hậu, và Địa vật lý Quốc gia Indonesia (BMKG) dự báo mùa khô vào cuối năm nay của nước này sẽ không quá gay gắt.
Phó giám đốc BMKG, Widada Sulistya cho biết, khoảng 65% trong 342 vùng trong cả nước của Indonesia đã bước vào mùa khô, như Java, Nam Sumatra, Lampung, Đông và Tây Nusa Tenggara song 35% còn lại vẫn đang trong mùa mưa, như Bắc Sumatra, Riau, Kalimantan Bắc và Nam Maluku.
Theo BMKG, các yếu tố như ảnh hưởng của gió mùa Đông ở Australia khá yếu, ảnh hưởng của La Nina và El Nino ở mức bình thường, các vùng đại dương quanh Indonesia vẫn còn khá ấm áp và đủ mạnh để cung cấp hơi nước sẽ đem lại tiềm năng mưa cho đất nước vạn đảo ngay cả trong mùa khô.
Hai mùa mưa và mùa khô năm nay ở Indonesia có xu hướng không quá cực đoan, không có hạn hán khắc nghiệt ở bất cứ vùng nào trong cả nước như từng xẩy ra năm 2007. Và đây là những điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp./.
Việt Tú (Vietnam+)