Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế Đông Nam Á 2011-2012," trong đó nhận định với thị trường nội địa lớn (240 triệu dân), Indonesia sẽ dẫn đầu về tăng trưởng trong sáu nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á trong 5 năm tới bất chấp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
OECD dự đoán tăng trưởng kinh tế của Indonesia sẽ tăng từ mức 6,1% năm 2010 và dự kiến 6,3% năm 2011 lên trung bình 6,6%/năm trong giai đoạn 2012-2016. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số sáu nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, gồm Malaysia (với mức tăng dự kiến là 6,3%), Việt Nam (5,3%), Philippines (4,9%), Singapore (4,6%) và Thái Lan (4,5%).
OECD cũng cho biết trong năm 2011, với mức tăng GDP ước đạt 6,3%, Indonesia vẫn là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất trong sáu quốc gia, tiếp theo là Việt Nam (5,9%), Singapore (5,6%), Malaysia (4,6%) và Philippines (4,5%).
Trước đó, tại một cuộc họp báo ở Jakarta trong chuyến thăm Indonesia mới đây, Giám đốc Trung tâm Phát triển OECD Mario Pezzini đã nhận định rằng 6 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á chỉ tăng trưởng vừa phải trong quý I/2012 do vẫn còn chịu những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song sẽ tăng trưởng mạnh cho đến năm 2016. Indonesia sẽ dẫn đầu sự tăng trưởng của khu vực, chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh. Trong khi đó, nhờ đầu tư tăng, kinh tế Malaysia cũng sẽ có triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn, song chưa thể bằng mức trước năm 2008.
Kinh tế Philippines cũng được dự báo đứng vững nhờ nhu cầu trong nước và nguồn kiều hối phục hồi. Tốc độ tăng trưởng của Singapore dự kiến ở mức trung bình, hoặc thấp hơn so với giai đoạn 2003-2007, chủ yếu do dòng chảy thương mại toàn cầu giảm. Ông Mario Pezzini nhấn mạnh rằng lũ lụt với quy mô chưa từng có ở Thái Lan sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này trong ngắn hạn và kinh tế Việt nam cũng bị ảnh hưởng bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính khác đã khuyến cáo các nước Đông Nam Á cần tăng cường chi tiêu chính phủ trong năm tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.
OECD dự đoán tăng trưởng kinh tế của Indonesia sẽ tăng từ mức 6,1% năm 2010 và dự kiến 6,3% năm 2011 lên trung bình 6,6%/năm trong giai đoạn 2012-2016. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số sáu nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, gồm Malaysia (với mức tăng dự kiến là 6,3%), Việt Nam (5,3%), Philippines (4,9%), Singapore (4,6%) và Thái Lan (4,5%).
OECD cũng cho biết trong năm 2011, với mức tăng GDP ước đạt 6,3%, Indonesia vẫn là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất trong sáu quốc gia, tiếp theo là Việt Nam (5,9%), Singapore (5,6%), Malaysia (4,6%) và Philippines (4,5%).
Trước đó, tại một cuộc họp báo ở Jakarta trong chuyến thăm Indonesia mới đây, Giám đốc Trung tâm Phát triển OECD Mario Pezzini đã nhận định rằng 6 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á chỉ tăng trưởng vừa phải trong quý I/2012 do vẫn còn chịu những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song sẽ tăng trưởng mạnh cho đến năm 2016. Indonesia sẽ dẫn đầu sự tăng trưởng của khu vực, chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh. Trong khi đó, nhờ đầu tư tăng, kinh tế Malaysia cũng sẽ có triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn, song chưa thể bằng mức trước năm 2008.
Kinh tế Philippines cũng được dự báo đứng vững nhờ nhu cầu trong nước và nguồn kiều hối phục hồi. Tốc độ tăng trưởng của Singapore dự kiến ở mức trung bình, hoặc thấp hơn so với giai đoạn 2003-2007, chủ yếu do dòng chảy thương mại toàn cầu giảm. Ông Mario Pezzini nhấn mạnh rằng lũ lụt với quy mô chưa từng có ở Thái Lan sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này trong ngắn hạn và kinh tế Việt nam cũng bị ảnh hưởng bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính khác đã khuyến cáo các nước Đông Nam Á cần tăng cường chi tiêu chính phủ trong năm tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.
(TTXVN/Vietnam+)